Cục Cảnh sát giao thông vừa chỉ đạo CSGT các địa phương vận động người dân trước 31/12 làm thủ tục sang tên môtô hai bánh, môtô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe chuyển nhượng qua nhiều chủ nhưng không có chứng từ hoặc chứng từ không đầy đủ.
Với trường hợp đã tiếp nhận hồ sơ, các đơn vị không được để tồn, phải giải quyết trước ngày 1/1/2017.
Bởi theo theo điều 30 Nghị định 46 có hiệu lực trong 45 ngày nữa, CSGT sẽ phạt:
- Từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với cá nhân.
- Từ 200.000 đến 400.000 đồng với tổ chức.
Là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự không làm thủ tục đăng ký sang tên (chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được Điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.
Đăng ký thủ tục sang tên đổi chủ xe máy gồm có:
- Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe có cam kết của người đang sử dụng xe, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của công an cấp xã nơi người đó thường trú
- Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe.
- Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng.
- Giấy chứng nhận đăng ký xe.
Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe.
Nếu người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, hồ sơ đăng ký sang tên gồm:
- Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe có cam kết của người đang sử dụng xe, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của công an cấp xã nơi người đó thường trú.
- Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe; giấy chứng nhận đăng ký xe.
Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe.
Trước đó, vào cuối năm 2012, Nghị định 71 áp dụng mức phạt 6-10 triệu đồng với ôtô và 1 triệu đồng với xe máy không sang tên đổi chủ. Quy định này đã gây nhiều tranh cãi và khiến hàng trăm nghìn người lo lắng vì đang sử dụng xe không chính chủ, trong đó nhiều trường hợp không thể tìm được chủ cũ.
Trước những phản ứng của dư luận, cuối tháng 8 vừa qua, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng cùng Bộ Công an và Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để thống nhất quan điểm về việc xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định.
Đại diện các Bộ đã đồng thuận đề nghị bổ sung vào dự thảo quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của chủ phương tiện.
Ngoài việc thay đổi mức phạt xe "không chính chủ", một số hành vi khác được giảm mức phạt như: Người điều khiển ôtô chạy quá tốc độ trên 35km/h; đi ngược chiều trên đường cao tốc sẽ giảm còn 7-8 triệu đồng (hiện tại 8-10 triệu). Cùng nhóm với mức phạt này là hành vi điều khiển ôtô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn quá 50 đến 80 miligam/100ml máu hoặc quá 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Tác giả: Vân Tiên
-
Xót thương: Bé gái 12 tuổi ngồi học dưới ánh đèn đường suốt 4 năm
-
Vụ nữ sinh Thái Bình bị đánh hội đồng: Thông tin chính thức từ Công an
-
Ruột đau như cắt: Bé sơ sinh bị mẹ vứt vào thùng rác đựng giấy vệ sinh bẩn công cộng vì quá nghèo
-
Hành trình tự giải thoát bản thân của thiếu phụ bị lừa bán sang Trung Quốc
-
Kéo lưới, ngư dân bất ngờ phát hiện "báu vật" nặng 60kg, trị giá 57 tỷ