Với một người phụ nữ khỏe mạnh, nội tiết tố, chu kỳ hàng tháng sẽ đều đặn. Mỗi chu kỳ bình thường là 28-35 ngày, thời gian kéo dài từ 3-7 ngày.
Tuy nhiên, có rất nhiều phụ nữ dù chưa tới 40 tuổi nhưng kinh nguyệt thất thường, thậm chí rong kinh, vô kinh kéo dài. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của chị em đang có vấn đề.
Các chuyên gia cho biết, có 7 vấn đề dẫn tới tình trạng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ:
Buồng trứng đa nang
Khi bị buồng trứng đa nang, nội tiết của chị em sẽ thay đổi, từ đó dẫn đến tình trạng chậm tháng, rong, kỳ ra ít, thậm chí bị mất luôn trong tháng. Một số dấu hiệu khác đi kèm khi bị bệnh là: nổi nhiều mụn, mọc nhiều lông, da nhờn và tăng cân bất thường…
Cường giáp
Đây là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Một trong những triệu chứng của nó là chu kỳ hàng tháng ngắn. Nếu triệu chứng trên kèm các dấu hiệu khác như đi tiểu nhiều, hay lo lắng, mệt mỏi thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Các vấn đề phụ khoa
Nữ giới bị mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm cổ tử cung (TC), viêm nội mạc TC, viêm vùng trọng yếu… cũng có thể khiến cho đến kỳ hàng tháng ra ít và hết nhanh.
Trong các bệnh này, thì viêm nội mạc TC có thể khả năng cao nhất dẫn đến tình trạng nhanh hết khi đến 'tháng'.
Lý do vì chu kỳ này được hình thành do sự bong tróc theo chu kỳ của nội mạc TC. Vì vậy khi nội mạc có vấn đề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ hàng tháng, thậm chí có thể gây vô kinh sớm.
Estrogen tiết không đủ
Estrogen nữ có thể gây tăng sản nội mạc TC. Nhưng nếu lượng estrogen tiết không đủ, nội mạc TC sẽ không thể tăng sinh, từ đó dẫn đến lượng máu giảm, thời gian của chu kỳ cũng ít đi.
Ngoài ra, thường xuyên thức khuya, căng thẳng quá mức và lo lắng… có thể dẫn đến tình trạng tiết estrogen bất thường, gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng xấu đến chu kỳ.
Ảnh hưởng bởi các biện pháp tránh thai
Nhiều chị em chu kỳ ngắn là do sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết như uống thuốc, dùng vòng tránh thai nội tiết…
Vì vậy, khi sử dụng các biện pháp tránh thai, chị em cần chú ý lựa chọn biện pháp phù hợp, có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến chu kỳ hàng tháng.
Thiếu dinh dưỡng do giảm cân quá đà
Cân nặng quá thấp và thiếu dinh dưỡng cung cấp sẽ khiến cho cơ thể không đủ chất, dẫn tới khí huyết không đủ. Tình trạng bị hạn chế calo khiến cơ thể bị căng thẳng, từ đó làm mất cân bằng hormone và khiến chu kỳ hàng tháng bất thường.
Thiếu khí huyết
Hầu hết phụ nữ thiếu khí huyết đều có nước da xỉn màu, nhợt nhạt và cơ thể suy nhược. Khi đến tháng, sẽ càng ngày càng ít, chỉ sau 2 ngày là hết sạch. Vì vậy lúc này chị em nên bổ sung các loại thực phẩm tăng cường khí huyết cho cơ thể, giúp bảo vệ tử cung như mộc nhĩ trắng, táo đỏ…
Tóm lại, nếu bạn thấy chu kỳ của mình đột ngột ra ít, hoặc ít dần theo thời gian, có thể kèm theo một số triệu chứng như: chu kỳ thưa, bị rong… hãy đi khám sức khỏe để xác định xem, hiện tượng đó là bình thường hay bệnh lý, nguyên nhân do đâu.
Ngoài ra, để đề phòng rối loạn, chị em nên ngủ đúng giờ và đủ giấc; Vệ sinh thường xuyên; Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin đã được báo chí chia sẻ, khi thấy bất thường trong chu kỳ hàng tháng, chị em nhớ đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác nha.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Nhúng tay vào nước đá 30 giây: Thấy tay đổi sang 2 màu này, biết ngay bạn có mắc bệnh tim mạch hay không
-
Dù là nam hay nữ, 4 vị trí này càng nhiều lông thì càng sống thọ, đặc biệt là cái đầu tiên
-
Cụ bà 105 tuổi phá vỡ kỷ lục chạy 100m: Bí quyết sống khỏe gói gọn trong 4 điều
-
Nữ giới có "1 mùi, 2 ít, 3 to" đang già đi rất nhanh: Không có cái nào chứng tỏ còn trẻ khỏe
-
Rối loạn khứu giác hậu Covid-19: BS nói, có người 10 ngày sẽ khỏi, có người không thể hồi phục như xưa