Những sai lầm xung quanh test Covid -19
Lạm dụng test nhanh gây lãng phí và đẩy giá lên cao: Vì tâm lý lo lắng bệnh dịch nên có người quá lo lắng, sốt ruột, mua cùng lúc nhiều kit xét nghiệm nhanh về để ngày nào cũng tự test. Nhiều ngày một ngày test tới 2-3 lần gây lãng phí và không đạt hiệu quả mong muốn. Ngoài ra, việc test nhiều cũng ảnh hưởng tới viêm màng mũi của người bệnh.
Theo như khuyến cáo của chuyên gia khẳng định việc này không cần thiết và gây lãng phí bởi, sau khi tiếp xúc với F0 phải có thời gian nhất định để virus nhân lên, xét nghiệm ngay không có giá trị, ít nhất phải 3-4 ngày sau hãy test.
Nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp… nếu test cũng không chính xác vì khả năng âm tính cao bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test nhanh. Nếu bạn không có triệu chứng thì có thể test sau 5-7 ngày tiếp xúc F0.
Trong trường hợp gia đình có người mang thai, người mắc bệnh lý nền, nếu lo lắng quá thì trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới nên test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm.
Hoặc bạn có thể test khi có những triệu chứng nghi ngờ nhiễm Covid -19 như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức người…
Vạch đậm chứng tỏ bệnh nặng: Trên kết quả test nhanh nếu xuất hiện vạch mờ hay đậm không nói lên được bệnh nặng, nhẹ, nhiều hay ít virus như nhiều người suy diễn của nhiều người. Thêm vào đó, khi có xét nghiệm test nhanh dương tính, bạn cũng không nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định.
Những trường hợp sau sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi:
- Thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính virus SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
- Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine theo quy định và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine theo quy định.
Kết quả test nhanh âm tính là khỏi bệnh: Nhiều bạn đọc thắc mắc vậy test nhanh âm tính là khỏi bệnh đúng không? Các chuyên gia cho rằng điều này không chính xác.
Test nhanh âm tính chỉ có nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Do đó vẫn phải tiếp tục theo dõi. Ví dụ ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không được chủ quan mà vẫn phải theo dõi SpO2 đủ 10 ngày.
Tác giả: Min Min
-
F0 âm tính bao lâu mới được tiếp xúc bình thường với người khác: BS Trương Hữu Khanh trả lời
-
5 triệu chứng phổ biến nhất cho thấy một người có thể nhiễm Omicron hơn là biến chủng Delta
-
Khoảng 99% F0 đã tiêm vắc xin khỏi bệnh không cần chữa nhưng có 2 nhóm người có nguy cơ tăng nặng
-
4 thói quen xấu khiến hệ miễn dịch của bạn suy yếu, dẫn tới đau ốm triền miên không khỏi
-
6 món ăn bồi bổ sức khoẻ F0 tuyệt đối không được bỏ qua: Giảm khó chịu, khỏi nhanh, ngừa di chứng