Khoảng 99% F0 đã tiêm vắc xin khỏi bệnh không cần chữa nhưng có 2 nhóm người có nguy cơ tăng nặng

( PHUNUTODAY ) - Theo bác sĩ Bùi Nghĩa Thịnh – Phòng khám Gia đình TPHCM thì “tỉ lệ F0 khỏi bệnh không cần chữa gì hiện tại tại Việt Nam là khoảng 99% đối với nhóm đã tiêm vắc xin”.

Số ca nhiễm Covid-19 trong tuần qua trên cả nướng tăng cao “đột biến”. Ngày 27/3, số ca ghi nhận trên cả nước là 86.990 ca. Tuy nhiên hiện nay đa số các ca bệnh tự điều trị tại nhà. Việc tự chăm sóc sức khỏe ở nhà sẽ có những khó khăn nhất định nếu bệnh nhân không nắm rõ được vấn đề sức khỏe của bản thân.

Theo bác sĩ Thịnh “Tỷ lệ F0 khỏi bệnh không cần chữa gì hiện tại tại Việt Nam là khoảng 99% đối với nhóm đã tiêm vắc xin”. Vì vậy bác sĩ Thịnh khuyên người dân không cần phải quá hoảng loạn khi trở thành F0 mà hãy an tâm tự chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Tuy nhiên, không phải tất cả người bệnh F0 đều có thể tự điều trị tại nhà. Vẫn có những nhóm đối tượng có nguy cơ trở nặng cao và cần nhập viện điều trị. Vậy người bệnh làm thế nào để biết mình có thuộc nhóm nguy cơ tăng nặng cao hay không?

Theo bác sĩ Thịnh, một F0 có nguy cơ tăng nặng bệnh sẽ nằm trong 2 nhóm đối tượng sau đây: "Đối với phân tầng nguy cơ, bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: Nhóm đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine và nhóm chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Nhóm đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin

Với những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin sẽ thuộc nhóm có nguy cơ thấp hơn rất nhiều khi nguy cơ nhiễm của người được tiêm đã giảm 6,1 lần khi ở trong cộng đồng ( đối với chủng dalta) và giảm tử vong 11,3 lần.

Tuy nhiên ở nhóm đối tượng này theo bác sĩ Thịnh vẫn có 3 nhóm người có nguy cơ tăng nặng bệnh chính là người có bệnh nền chưa ổn định, người béo phì và người bị bệnh tiểu đường.

Nhóm chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin

Những người chưa được tiêm mũi vắc xin nào hoặc mới tiêm 1 mũi sẽ ở trong tình trạng bệnh phức tạp hơn nếu chẳng may bị nhiễm.

- Người lớn tuổi: Đây là nhóm nguy cơ cao bị tăng nặng bệnh do khả năng dự trữ sinh học đã bị giảm đi rất nhiều ở những người trên 60 tuổi.

- Người có bệnh nền như ung thư, HIV, chạy thận nhân tạo, viêm gan, tiểu đường,…

- Phụ nữ có thai: Theo bác sĩ Thịnh: “Khi phụ nữ mang thai chưa được tiêm vaccine thì mức độ mắc, tỷ lệ mắc y hệt như khối cộng đồng dân cư nhưng khi bị mắc bệnh rồi thì tỷ lệ trở nặng ở phụ nữ mang thai chưa tiêm vaccine cao hơn rất nhiều so với phụ nữ không mang thai. Khi so sánh giữa nhóm phụ nữ trong độ tuổi mang thai, không có thai và đang mang thai thì người ta nhận ra rằng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ thở máy ở đối tượng này cũng cao hơn."

Như vậy, nếu thuộc nhóm người có nguy cơ cao, F0 nên chủ động liên hệ để được tới cơ sở điều trị kịp thời. Đối với F0 thuộc nhóm nguy cơ thấp, có thể tự điều trị tại nhà cần lưu ý theo dõi sức khỏe hàng ngày gồm các chỉ số nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp; theo dõi triệu chứng như mệt mỏi, ho, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc, mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy,…

Bên cạnh đó, người mắc Covid-19 cũng nên:

- Nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ phù hợp với tình hình sức khỏe.

- Tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.

- Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước.

- Không bỏ bữa.

- Tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả…

- Suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link