Chuyên gia sức khoẻ thế giới chỉ ra loại củ có nhiều ở Việt Nam giúp phòng ngừa bệnh ung thư cực hiệu quả

( PHUNUTODAY ) - Chuyên gia sức khoẻ thế giới chỉ ra loại củ có nhiều ở Việt Nam giúp phòng ngừa bệnh ung thư vô cùng hiệu quả.

 

Cây riềng thuộc họ gừng có thể cao đến 1,2 m, ra hoa tháng 4 đến tháng 9. Thân rễ có thể dùng làm thuốc, lá, thân và thân rễ dùng làm gia vị. Cây mọc hoang hoặc được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, riềng được trồng phổ biến. Riềng còn có tên gọi khác là riềng ấm, hậu khá (Thái), riềng nếp.

Bộ phận dùng chủ yếu của cây riềng là thân, rễ. Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu đông.

Thân rễ của cây riềng chứa tinh dầu gồm cineol, methyl cinnamat; các flavon: galangin, alpinin; kaempferid 3 – dioxy 4 – methoxy flavon.

Cây riềng có tác dụng kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa, chữa ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, đau dạ dày, đau bụng, ỉa chảy, cảm sốt, sốt rét: Ngày 3 – 6g dạng thuốc sắc, bột hoặc rượu thuốc. Còn chữa đau răng bằng cách ngậm thân rễ, cắn nhẹ ở chỗ răng đau.

Riềng có tên khoa học là ALPINIA GALANGA Willd thuộc họ ZINGIBERACEAE, thuộc cây cỏ, sống lâu năm. Thân rễ mập, mọc bò ngang, hình trụ, có phủ nhiều vảy. Lá mọc so le, hình ngọn dáo, phiến cứng và bóng, có bẹ. Cụm hoa mọc thành chùm dài 20 – 30 cm ở ngọn thân gồm nhiều hoa màu trắng, cánh môi hẹp có vân hồng. Quả hình cầu hay hình trứng. LoàiAlpinia officinarum Hance cũng được dùng và là loại dược dụng.

Ngăn ngừa ung thư

Một nghiên cứu khoa học quy mô lớn cho biết lợi ích nổi bật của củ riềng là ngăn ngừa ung thư và các khối u. Sau đây là một số loại ung thư mà củ riềng có thể ngăn chặn được.

- Ung thư dạ dày

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vào năm 2014 ở Iran cho biết chiết xuất từ củ riềng rất hiệu quả trong việc phá hủy các tế bào ung thư dạ dày sau 48 giờ.

- Ung thư bạch cầu

Các tế bào bạch cầu tủy bào cấp tính - một loại bệnh bạch cầu đang phát triển rất nhanh và bắt đầu từ tủy xương. Tuy nhiên các chiết xuất từ củ riềng có thể điều trị căn bệnh ung thư này mà không gây tổn hại tới các tế bào lân cận như việc điều trị bằng hóa trị.

Các nhà nghiên cứu tại Jamaica, một quốc gia ở Vùng Caribe đã tiến hành nghiên cứu về khả năng tiềm tàng về việc điều trị ung thư bạch cầu từ củ riềng. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ mới bắt đầu và cần phải có nhiều nghiên cứu khác để kiểm tra tác động của chiết xuất từ củ riềng trên các tế bào khỏe mạnh trước khi thử nghiệm trên sinh vật sống.

- Ung thư da

Các nhà nghiên cứu tại Đại học quốc gia Chiayi ở Đài Loan đã nghiên cứu tác động của ba hợp chất từ củ riềng trên các tế bào ung thư da ở người. Kết quả, cả 3 hợp chất này đều có khả năng làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư.

- Ung thư tuyến tụy

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2017, sau khi thử nghiệm nhiều hợp chất từ riềng và ảnh hưởng của chúng đến các tế bào ung thư tuyến tụy trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy các hợp chất này đã làm ngừng sự phát triển của các tế bào mới và ngăn chặn các hoạt động của gen liên quan đến sự phát triển của ung thư.

Tác giả: Ngọc Lê