Cô gái 21t đêm nào cũng xem điện thoại tới khuya, mắt chuyển sang màu trắng, bong võng mạc gây đục thủy tinh thể

( PHUNUTODAY ) - Việc xem điện thoại trong bóng tối đã trở thành thói quen của tất cả mọi người trước giờ đi ngủ. Tuy nhiên, hậu quả của nó cực kỳ nghiêm trọng.

Mới đây, trang People's Video của Trung Quốc có đưa tin, một nữ sinh viên đại học 21 tuổi ở Thâm Quyến, tên là Xiaoya, cô gái này vốn bị cận nặng. Thói quen của cô giống như bao bạn trẻ khác là dùng điện thoại vào ban đêm.

Thời gian gần đây, khi đang nhìn vật gì đó, cô phát hiện có "vật cản tầm nhìn" và nhận thấy đồng tử mắt phải của mình gần như trắng hoàn toàn, lo lắng ngoại hình sẽ bị ảnh hưởng nên cô đã đến bệnh viện khám và kiểm tra mắt.

Bác sĩ cho biết, khi nữ sinh viên đại học đến bệnh viện khám, mắt phải của cô đã bị trắng đục nhưng cô hoàn toàn không nhận ra mình bị bệnh.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện Xiaoya bị bong võng mạc và đục thủy tinh thể. Bác sĩ cho biết bản thân Xiaoya bị cận thị cao và việc sử dụng điện thoại di động trong bóng tối suốt một thời gian dài đã khiến võng mạc ở mắt phải của cô bị bong ra trên diện rộng, từ đó gây ra bệnh đục thủy tinh thể, phải điều trị bằng phẫu thuật.

Đồng tử trong mắt phải của Xiaoya gần như chuyển sang màu trắng

Qua câu chuyện này, bác sĩ nhắc nhở, trong bóng tối độ sáng của màn hình điện thoại rất cao, cực kỳ khó chịu cho mắt, điều này có thể khiến mắt dễ bị khô, nghiêm trọng hơn nó khiến tình trạng cận thị của người trẻ ngày càng nặng hơn.

Bản thân Xiaoya bị cận thị nặng. Hình ảnh trên cho thấy trục viễn thị và cận thường

Vì mắt của những bệnh nhân cận thị rất mỏng manh, nên việc sử dụng điện thoại di động trong bóng tối lâu dài dễ làm tăng nhãn áp, từ đó dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau.

Vì vậy, nên kiểm tra mắt thường xuyên từ 6 tháng đến 1 năm 1 lần để phát hiện và xử lý các biến chứng càng sớm càng tốt. Đồng thời, cần chú ý tránh vận động gắng sức và hình thành thói quen bảo vệ mắt tốt.

Bác sĩ cho rằng thói quen nghịch điện thoại trong bóng tối là nguyên nhân chính khiến người trẻ bị đục thủy tinh thể

Một số mẹo nhỏ khi dùng điện thoại để không hại mắt

Chớp mắt thường xuyên

Khi sử dụng điện thoại, tốc độ chớp mắt của bạn sẽ giảm xuống và khiến bạn gặp phải tình trạng khô mỏi mắt, từ đó gây kích ứng mắt, đỏ mắt, mờ mắt... Lúc này, nếu chớp mắt nhiều hơn thì đôi mắt của bạn sẽ có độ ẩm ướt và giảm kích ứng mắt.

Giảm độ sáng của màn hình điện thoại

Nếu kéo căng hết độ sáng màn hình lên thì đôi mắt của bạn sẽ bị chói và nhanh có nguy cơ bị hỏng sớm. Do đó, khi phải dùng điện thoại thì bạn nên kéo độ sáng màn hình xuống ở mức vừa phải và tránh nhìn quá lâu vào điện thoại.

Giữ điện thoại xa tầm mắt

Vì điện thoại vốn đã nhỏ gọn nên nhiều người thường có thói quen giữ điện thoại cách mặt khoảng 20cm, hoặc có khi còn gần hơn. Tuy nhiên, điều này lại không hề tốt cho đôi mắt bởi luồng ánh sáng xanh có thể làm ảnh hưởng tới đôi mắt của bạn. Do vậy, bạn nên giữ điện thoại cách xa tầm mắt ít nhất từ 40 - 50cm.

Dành thời gian cho mắt được nghỉ ngơi

Sau khoảng 20 phút sử dụng, bạn nên để mắt được nghỉ ngơi trong khoảng 20 giây. Đồng thời, bạn có thể hướng tầm mắt ra xa hoặc nhìn sang một đồ vật cách đó khoảng 6 - 10m. Cách làm này sẽ giúp đôi mắt của bạn được thư giãn và tỉnh táo hơn.

Chỉ nên dùng điện thoại khoảng 30 phút trước khi ngủ

Mục đích của chúng ta là dùng điện thoại để giải trí trước ngủ, vậy thì chỉ nên dùng khoảng 30 phút. Ngay cả khi bạn giải quyết công việc trên điện thoại thì cũng nên trong khoảng thời gian đó thôi.

Luồng ánh sáng xanh có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn bằng cách ngăn chặn việc sản xuất hormone melatonin. Trong khi đó, melatonin lại đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Thế nên, trước khi đi ngủ, hãy tắt wifi và giảm độ sáng màn hình xuống mức tối nhất để không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.

Tác giả: Thạch Thảo