Khi nhập viện, bệnh nhân ở trong tình trạng đau chướng bụng. Ban đầu, bố mẹ bệnh nhân cho rằng con mình bị đau bụng do ăn phải thực phẩm nhưng khi có triệu chứng sốt, gia đình đã cho con đi khám.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện hồi tràng của bệnh nhân có dấu hiệu bất thường. Qua khám chuyên sâu, bác sĩ kết luận bệnh nhân mắc ung thư đại tràng giai đoạn cuối, không còn cơ hội phẫu thuật. Theo các bác sĩ, thời gian còn lại của cậu chỉ là khoảng nửa năm.
Theo gia đình, bệnh nhân từng bị tắc ruột cách đây 6 tháng nhưng gia đình chủ quan không đưa đi khám.
Theo các bác sĩ, nhiều người chủ quan nghĩ rằng ung thư trực tràng là bệnh của người trung niên và người cao tuổi. Nhưng những năm gần đây tỉ lệ mắc bệnh này tăng nhanh ở giới trẻ. Khi được phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, khó chữa trị. Các bác sĩ cũng chỉ ra 6 dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư đại tràng.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Bệnh ung thư đại trực tràng có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Dấu hiệu thường gặp nhất là hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Nếu đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Nhưng nó cũng có thể báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày – ruột.
Ngoài ra, tình trạng thường thấy ở những người bệnh ung thư đại tràng là chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon. Nếu kéo dài gây mệt mỏi, sút cân.
Biểu hiện đi ngoài nhiều lần trong ngày ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng giống với triệu chứng bệnh lị nhưng người mắc bệnh lị có thể điều trị bằng cách dùng kháng sinh còn bệnh nhân ung thư đại trực tràng thì không.
Giảm cân bất thường
Nếu không tập luyện, không ăn kiêng mà vẫn giảm cân thì bạn nên cảnh giác với bệnh. Đó có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa.
Các rối loạn liên quan bài tiết phân
Ở giai đoạn sớm người bệnh thường có triệu chứng như rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.
Người bệnh thường đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Phân nhày mũi máu và phân nát, phân hình lá lúa, đi xong vẫn muốn rặn tiếp.
Phân mỏng, hẹp so với bình thường
Phân mỏng có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.
Xuất hiện máu trong phân
Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phần. Ở giai đoạn cuối người bệnh còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.
Nếu mắc bệnh trĩ, nứt hậu môn bạn cũng gặp hiện tượng trên nhưng ở bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng máu lẫn với nhầy.
Mệt mỏi và suy nhược
Triệu chứng này khá phổ biến nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức dù đã được nghỉ ngơi đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.