Trong thói quen thờ cúng của người Việt, đặc biệt người Hà Nội thì trái Phật thủ rất đặc biệt. Trái cây như bàn tay Phật, vỏ quả thơm như loại bưởi. Phật thủ cũng là cây có nguồn gốc từ mảnh đất của Đạo Phật là Ấn Độ .
Gần đây Phật thủ là trái cây được bán nhiều vào dịp tuần rằm đặc biệt ngày lễ Tết. Phật thủ mang tượng trưng cho sự chở che của Phật. Vậy có nên trồng cây phật thủ làm cây phong thủy không?
Ý nghĩa của cây và quả phật thủ
Quả phật thủ khi non có màu xanh, chín dần ngả màu vàng và có nhiều tinh dầu thơm tương tự các loại bưởi. Nhưng Phật thủ không có múi chỉ có vỏ và cùi trắng . Phật thủ thường dùng thắp hương khi héo thì bỏ. Nhưng thực chất Phật thủ cũng là một cây thuốc. Đặt phật thủ trong nhà sẽ thấy hương thơm thư giãn, thanh tao, xua đuổi xú uế. Phật thủ được đặt lên mâm ngũ quả hoặc bày một đĩa riêng đặt trên ban thờ, dâng cúng phật và gia tiên thần linh.
Phật thủ mang lại may mắn bình an và thư thái cho gia chủ. Quả phật thủ được xem là trái cây mang lại tốt lành, ôm ấp bảo vệ cả gia đình, mang lại những điều thuận lợi, hướng thiện.
Có nên trồng phật thủ ở nhà?
Phật thủ là loại cây trồng ưa sáng tương tự bưởi. Thế nên dù với ý nghĩa tốt lành bạn nên chú ý khi trồng cây phật thủ. Phật thủ có thể trồng ở vườn, chậu lớn, ban công, hoặc bày trong nhà. NHưng trong nhà thiếu nắng cho cây phát triển nên bạn có thể bày dịp Tết sau đó mang cây ra trồng để cây hồi sức. Trồng phật thủ trong nhà như hướng tới tâm phật, thờ tượng phật, lưu giữ thần Phật, tổ tiên trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia đình nhiều may mắn, an lành và no ấm. Hoa phật thủ thơm có tác dụng thư giãn tạo không gian thơm ngát, thanh khiết, trong lành. Rễ, thân, lá phật thủ có thể dùng trị bệnh tương tự cây bưởi, cam, chanh.
Những người thờ phật thủ mong sự giải thoát bình an,gia đình yên ấm. Cây phật thủ và quả phật thủ đều mang ý nghĩa tốt lành nên bạn hoàn toàn có thể trồng cây này trong khu vực gia đình.
Cách trồng phật thủ
Phật thủ thường được trồng bằng phương pháp chiết cành, ghép mắt, giâm cành tuy nhiên bạn nên mua cây giống từ nhà vườn để dễ phát triển hơn.
Nếu trồng phật thủ trong chậu thì nên chú ý chăm sóc để cây phát triển, bởi phật thủ muốn ra hoa kết quả cần đủ dinh dưỡng, ít đất chậu bé cây sẽ khó phát triển.
Mùa xuân phật thủ ra hoa rất thơm nhưng chủ yếu là hoa đực. Đến tầm mùa hè tháng 6-7 cây ra hoa đậu quả cho quả to đẹp và đủ chín sang Tết.
Phật thủ là cây ưa sáng nên tốt nhất bạn trồng trước nhà, trồng trong nhà thì chỉ nên trồng dịp Tết khi cây đậu quả trang trí cho ngày Tết.
Chú ý thoát nước: Phật thủ là giống cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng nước do đó bạn cần đắp đất cao và tưới. Nên chọn đất thoáng xốp để tưới nhưng thoát được nước. Phật thủ là dạng cây thân gỗ nên tưới nước theo mùa, mùa hè nhiệt độ cao, thoát nước nhanh nên tưới vào buổi sáng, mỗi ngày một lần. Thời tiết ẩm hoặc nhiệt độ thấp tưới 3-4 ngày/ lần. Trồng chậu thì cần chú ý tưới hơn vì chậu dễ thoát nước dễ khô.
Nhiệt độ: Phật thủ ưa khí hậu nóng ẩm, chịu rét kém, nhiệt độ phù hợp từ 22-26oC. Do đó vào những ngày mùa đông giá lạnh cần giữ ấm cho cây. Nếu trồng chậu có thể di chuyển chậu vào trong, hoặc quây lại cho cây không bị giá lạnh.
Đất trồng: Phật thủ ưa đất trồng có pH từ 5,5-6,5, đất hơi chua, nhiều bùn, pha cát, có thể trộn thêm xỉ than và tưới nước để giảm độ kiềm.
Những năm gần đây vào dịp cuối năm nhiều nhà vườn bán cây phật thủ cảnh để trưng bày trong nhà tương tự cây quất, cam, bưởi. Bạn có thể mua những cây phật thủ này bày dịp Tết. Sau đó muốn trồng cho cây lớn thì nên chuyển qua chậu lớn hơn hoặc mang ra đất vườn trồng thì cây sẽ phát triển tốt.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
Tiền lương giảm, tiền thưởng ít áp dụng ngay mẹo này để tiết kiệm kịp thời cho Tết vui không áp lực
-
Có nên trồng cây Si trước cổng nhà không?
-
12 mẹo tiết kiệm giúp cô gái U30 mua được nhà chỉ sau vài năm đi làm
-
Người xưa dặn con cháu: Trước trồng hòe sau trồng dâu, gia đình thịnh vượng giàu có, ngược lại thì đại họa, vì sao?
-
Có nên trồng cây Lộc Vừng trước cổng nhà không?