Có nên trồng cây Lô Hội, Nha Đam trước cửa nhà không?

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người quan tâm có nên trồng cây Lô Hội, Nha Đam trước cửa nhà không, hãy cùng tìm hiểu.

Nha đam (lô hội) là một loại cây có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, có thân mọng nước giống với những loại xương rồng trên sa mạc, với tên khoa học là Aloe Vera thuộc họ Asphodelaceae. Ngoài công dụng làm cảnh và mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ, nha đam còn được biết đến với các tên khác như Lô hội, Lao vỹ, La hội hay Tượng can tại Việt Nam.

lo-hoi4

Nha đam là loại cây rất dễ trồng và ít bị sâu bệnh. Thân cây ngắn và mọng nước, lá to, dày, mọng nước và có gai mềm ở mép, màu xanh rất đẹp mắt. Hoa nha đam mọc thành cụm dài 1 mét, có màu đỏ hoặc vàng, khi nở rủ xuống và kết thành hình pháo hoa đẹp mắt. Nha đam thường cần 3-4 năm để đạt kích thước tối đa khi trưởng thành, có thể cao từ 30-60cm và nở hoa vào cuối xuân hoặc đầu hè.

Nha đam là loại cây có hoa rất đẹp và thường mọc ra từ khe lá, có cuống dài khoảng 1m và mọc thẳng lên trời. Hoa nha đam thường mọc thành cụm và rủ xuống, mỗi hoa có 6 cánh dính nhau ở phần gốc và 6 nhị. Nha đam cũng có quả dạng nang chứa nhiều hạt.

lo-hoi

Ý nghĩa phong thủy của cây lô hội

Cây lô hội hay còn gọi là nha đam hoặc nó có một cái tên “Tây hóa” là Aloe Vera. Hiện nay loài cây này rất được dân văn phòng ưa chuộng vì ý nghĩa phong thủy của nó. Người trưng cây cảnh này trong phòng làm việc với mong muốn mang điều mày mắn, tài lộc, thuận lợi cho công việc. Trong phong thủy cây lô hội thuộc hành mộc mang đến nhiều may mắn cho gia chủ. Các vị trí ưu tiên nên đặt là bàn làm việc, kệ sách hay cạnh khung tranh,… Ở các vị trí nay cây sẽ phát huy được tối đa tính phong thủy của nó.

Đối với những người hướng nội thì không gì thích hợp bằng trồng một chậu lô hội ở phòng làm việc. Nguồn năng lượng tích cực mạnh sẽ làm cho bạn cảm thấy thư thái, tích cực hơn. Ngoài ra, những điều không may đang xảy đến với bạn sẽ dần được hóa giải.

lo-hoi1

Theo phong thủy, cây nha đam thuộc mệnh Mộc tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng, nó mang đến vượng khí cho bản thân và gia chủ. Khi nhìn thấy cây nha đam nở hoa có nghĩa là gia đình có chuyện vui, công việc phát triển đạt được những thành quả xứng đáng.

Có nên trồng nhà đam trước cửa nhà không?

Với những ý nghĩa tuyệt vời kể trên, bạn có thể trồng cây nhà đam ở trước cửa nhà, trong nhà hay ở cổng cũng đều rất tốt.

Cây Nha đam hợp mệnh nào, tuổi nào?

Theo phong thủy, cây Nha Đam toàn thân màu xanh lá cây nên thuộc mệnh Mộc. Do vậy nhưng người mệnh Mộc cực kỳ phù hợp trồng loại cây này. Ngoài ra theo ngũ hành tương sinh thì Mộc sinh Hỏa, do đó người mệnh Hỏa cũng phù hợp để trồng Nha Đam trong nhà.

Cây Nha Đam sẽ hợp với những người tuổi Mộc như 1958 – 1959, 1972 – 1973, 1988 – 1989,… và những người mệnh Hỏa như: 1956 – 1957, 1964 – 1965, 1978 – 1979, 1986 – 1987,…

lo-hoi3

Cách trồng và chăm sóc cây nha đam

Nha đam có thể được nhân giống bằng cách chọn những chiếc lá to khỏe đẻ trồng hoặc tách những cây con được cây mẹ đẻ ra. Cây có thể được trồng trong chậu cây hoặc thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà. Lưu ý, những dụng cụ trồng phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước và có đường kính miệng khoảng 35-40cm, cao 40-45cm.

Về đất trồng, nên chọn loại đất thoáng xốp, nếu trồng trực tiếp trên đất thì phải chọn vùng đất cao ráo vì nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng.

Khi trồng bằng lá, bạn đặt ngang lá nha đam trên nền đất, dùng tay vun một chút đất để che khoảng một nửa lá. Tiếp đó đặt chậu cây ở nơi có nhiều nắng, tưới nước cho ẩm hết đất xung quanh lô hội. Hàng ngày, theo dõi nếu đất quá khô thì tưới thêm chút nước cho cây.

Trồng bằng cây con, trồng theo rãnh, với mật độ cây cách cây 40cm, hàng cách hàng 80cm. Lưu ý, cây Nha đam giống sau khi lấy ra khỏi vườn ươm nên để trong mát khoảng 2-3 ngày, sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng nha đam trong nước dưới dạng thủy sinh. Lưu ý khi tách cây con có độ cao đạt chuẩn, cần rửa sạch đất, sau đó đặt vào lọ, bình thủy tinh và bổ sung dinh dưỡng dưới dạng dung dịch để cây phát triển tốt.

Với cách trồng này, bạn cần thay nước 1 tuần 1 lần, đảm bảo nước ngập rễ chứ không ngập thân chính. Trồng theo phương pháp này, bạn có thể dùng trang trí trong nhà, cây không cần quá nhiều ánh sáng.

Chăm sóc cây nha đam

- Ánh sáng: Nha đam cần ở nơi nhiều ánh sáng dịu nhẹ, tránh nắng gắt bởi có thể khiến bề mặt cây bị cháy.

- Nước: Nha đam có thể chịu khô hạn nhưng vẫn thích được tưới thường xuyên. Bạn nên chờ đất khô hẳn mới tưới. Nếu bị khát quá lâu, lá cây sẽ bị co và nhăn lại. Chúng phục hồi khi được uống no nước nhưng nếu tình trạng thiếu nước liên tục kéo dài sẽ khiến cây bị vàng lá, thậm chí chết. Vào mùa mưa và mùa lạnh, gia chủ nên giảm số lần tưới nha đam để cây không chết úng.

- Nhiệt độ và độ ẩm: Nha đam phát triển tốt nhất trong điều kiện từ 13 đến 30 độ C. Cây không chịu nổi sương giá.

- Phân bón: Nha đam không cần đất phì nhiêu. Bạn chỉ cần bón cho nha đam hỗn hợp phân bón cây trồng trong nhà một năm một lần vào mùa xuân.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link