Có nên trồng cây Lộc Vừng trước cổng nhà không?

17:51, Thứ hai 18/12/2023

( PHUNUTODAY ) - Rất nhiều người quan tâm rằng có nên trồng cây Lộc Vừng trước cổng nhà không, hãy cùng tìm hiểu.

Cây lộc vừng là một trong những cây cảnh quý, thuộc chi lộc vừng và có tên khoa học là Barringtonia acutangula. Cây được trồng nhiều ở những vùng đất ẩm ven biển ở Nam Á và Bắc Úc, tại Việt Nam thì cây phát triển rất tốt từ Nam ra Bắc.

loc-vung

Lộc vừng là cây thân gỗ, chắc khỏe. Lá cây lộc vừng có hình mác và hoa có hai màu là trắng với đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt. Cây hoa lộc vừng thường nở tháng 3 và kết thúc vào tháng 8, lúc này cây cho ra hoa xum xuê và thoang thoảng hương thơm.

Cây thuộc tam Đa gồm cây Sung ( Phúc), cây Lộc vừng (Lộc), cây Vạn tuế ( Thọ), vì mang chữ Lộc trong tên nên cây rất được nhiều người trồng trong sân vừa che bóng mát mà vừa hút tài lộc.

loc-vung1

Ý nghĩa phong thủy cây lộc vừng

Lộc vừng là loài cây được ưa chuộng trong khuôn viên của mỗi gia đình Việt, cây lộc vừng mang ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia chủ. Những chùm hoa màu đỏ mềm mại và thơ mộng tượng trưng cho hỷ sự, gắn liền với ngụ ý phát lộc. Vì thế trồng cây lộc vừng trong khuôn viên nhà mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ. Chữ Lộc ứng với Tài lộc, còn Vừng mang hàm ý nhỏ nhưng nhiều.

Gốc cây lộc vừng to, vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Tuổi thọ cao của lộc vừng mang ý nghĩa trường thọ cho mọi thành viên trong gia đình. Cũng theo quan niệm của người xưa, cây lộc vừng còn đem lại cảm giác bình yên, an toàn.

Trồng cây lộc vừng trước nhà là vị trí tốt nhất để loài cây này phát huy khả năng của nó về thẩm mỹ lẫn phong thủy.

Không chỉ vậy, cây lộc vừng còn có khả năng xua đuổi khí xấu và tà ma, đồng thời mang đến sự thuận lợi cho công việc kinh doanh. Vì vậy nhiều chủ quán cũng lựa chọn trồng cây lộc vừng ở khuôn viên sân vườn hoặc bố trí trong không gian quán.

Tuy nhiên, không nên trồng cây lộc vừng thẳng, chắn cửa nhà vì sẽ ngăn cản tài lộc. Bạn nên trồng chếch cửa hoặc ở cổng, hai bên trái nhà.

Gốc cây lộc vừng to, vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Tuổi thọ cao của lộc vừng mang ý nghĩa trường thọ cho mọi thành viên trong gia đình.

loc-vung3

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng

Cách trồng cây lộc vừng

Hiện nay, hai cách phổ biến để trồng cây lộc vừng là gieo hạt và chiết cành. Tuy nhiên, để cây phát triển nhanh hơn và ra hoa tốt hơn, bạn nên sử dụng phương pháp chiết cành.

Quy trình chiết và trồng cây lộc vừng bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ chiết cành gồm dao, đất, túi nilon, trấu và rễ bèo.

Bước 2: Dùng dao khoanh vỏ cành gốc, bó phần khoanh bằng bùn, trấu, rễ bèo và bọc lại bằng túi nilon để theo dõi sự phát triển của rễ cây.

Bước 3: Khi rễ phát triển đủ, tách và trồng cây ra ngoài vườn hoặc chậu. Nếu bạn trồng lộc vừng ngoài vườn, đào hố với độ sâu phù hợp để đặt cây vào. Nếu trồng trong chậu, hãy chọn chậu có đáy sâu để rễ cây phát triển.

Bước 4: Tưới nước cho cây tiếp tục phát triển với bộ rễ mới. Đối với cây đã chiết, che chắn bảo vệ cành cây để tránh bị cháy nắng hay héo úa.

Quá trình trồng và chiết cành lộc vừng thường mất vài tháng. Vì vậy, hãy lên kế hoạch và chọn thời gian phù hợp để thực hiện. Ngoài ra, việc chiết cành nên được thực hiện vào tháng 6 hoặc 7 khi thời tiết ấm áp.

Cách chăm sóc cây lộc vừng

Để chăm sóc cây lộc vừng phát triển khỏe mạnh và cho ra hoa đều đặn, bạn nên chú ý đến các yếu tố đất trồng, nước tưới, ánh sáng, phân bón, nhiệt độ và phòng trừ sâu bệnh cho cây.

Đất trồng: Đất trồng cây lộc vừng nên có độ tơi xốp cao và khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể trộn đất với trấu, xơ dừa hoặc phân chuồng để tăng khả năng sinh trưởng cho cây.

Nước tưới: Không cần tưới nước nhiều cho cây lộc vừng, chỉ cần tưới khoảng 2 lần/ngày để duy trì độ ẩm cho đất, đảm bảo cây phát triển và sinh trưởng tốt. Tần suất tưới có thể giảm khi cây đã đủ trưởng thành.

Ánh sáng: Cây lộc vừng ưa sáng, vì vậy khi trồng và bố trí cây nên lựa chọn vị trí có ánh sáng đầy đủ. Tuy nhiên cần tránh ánh nắng gay gắt khi cây còn non.

Phân bón: Đối với đất đã có đủ dinh dưỡng, không cần bón phân nhiều. Chỉ cần bón phân cho cây non, cây mới chiết và khi cây chuẩn bị ra hoa.

Nhiệt độ: Cây lộc vừng ưa nhiệt độ ấm áp, tuy nhiên cây vẫn có thể sinh trưởng ở cả môi trường lạnh và nóng.

Phòng trừ sâu bệnh: Kiểm tra các bộ phận của cây lộc vừng thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh và có biện pháp diệt trừ phù hợp.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo