Cổ nhân đã dạy: Có 8 loại tâm kế chỉ có người khôn ngoan, lợi hại mới biết

( PHUNUTODAY ) - Một người khôn ngoan, tháo vát đến đâu, nếu không hiểu "tâm kế" làm người, không giỏi “hướng lợi tránh hại”, vậy thì rất khó có thể sống tốt.

Làm người phải có "tâm kế", "tâm kế" ở đây không phải là âm mưu quỷ kế mà là một bài học giúp bạn đường đường chính chính làm người, là một loại trí tuệ giúp sinh tồn trong xã hội. Nói tóm lại, trong đối nhân xử thế, người thực sự khôn ngoan, lợi hại thường biết 8 kiểu "tâm kế" sau:

"Tâm kế" 1: Đừng dễ dàng đắc tội với người khác

Dễ đắc tội với người khác là đại kị trong làm người, sở dĩ dễ đắc tội với người khác đó là bởi không biết nhìn người, hành sự hồ đồ, lỗ mãng. Làm sao để tránh những tình huống này, phương pháp đơn giản nhất đó là trước khi chưa hiểu rõ đối phương, nhất định phải nói năng thận trọng, hành động có chừng mực.

"Tâm kế" 2: Đừng lúc nào cũng muốn so tài cao thấp với người khác

Sống ở đời, nếu không thật sự cần thiết, cố gắng tránh việc so kè, cạnh tranh với người khác, người lợi hại là người thu phục được lòng người mà không cần phải "giao chiến", không phải tốn sức, bởi lẽ sâu bên trong họ biết rằng, nếu bắt buộc phải đấu tranh với người khác, kết quả thường sẽ là "địch tổn 1000, ta hại 800".

"Tâm kế" 3: Nghĩ tới đại cục

Việc, có việc lớn việc nhỏ, không được vì nhỏ mất to, đối nhân xử thế, bất luận việc nhỏ có khiến bạn khó chịu, tức giận tới đâu cũng nhất định phải nghĩ tới đại cục, đừng để hồ đồ nóng giận nhất thời vì chuyện cỏn con không đâu mà làm hỏng việc lớn, có như vậy mới không phải hối hận sau này.

"Tâm kế" 4: Khôn lỏi bên ngoài không bằng trí tuệ bên trong

Đối nhân xử thế, phần lớn mọi người thực ra đều rất thông minh, không ai là tên ngốc thực sự cả, nhưng không phải ai cũng có trí tuệ, làm người trí tuệ có thể thắng được những mánh khóe khôn lỏi. Lanh vặt có thể đem lại lợi ích nhất thời nhưng trí tuệ mới đem lại lợi ích lâu dài và ổn định. Vì vậy, đừng bao giờ xem trọng sự khôn lỏi bên ngoài, hãy xem trọng trí tuệ bên trong, bất luận gặp chuyện gì, dù có gấp gáp tới đâu cũng phải bình tĩnh lại, dùng đầu suy nghĩ rồi hãy đưa ra quyết định.

"Tâm kế" 5: Bớt sân si, bớt quan tâm đến chuyện thị phi

Người thích quản chuyện bao đồng, thích xen vào chuyện người khác, thích "hóng" chuyện thiên hạ, chính là người thị phi. Thị phi giống như một mớ tơ vò, khi vướng vào cơ thể và tâm trí của một người, nó sẽ khiến họ gỡ không nổi, kiệt sức, làm lỡ việc đáng ra cần làm, cuối cùng "nhất sự bất thành". Vì vậy, bớt rước thị phi, bớt quản chuyện bao đồng cũng là một quy tắc làm người quan trọng.

"Tâm kế" 6: Có một vài việc, "đến đây thôi" còn hơn "tới tận cùng"

Sống ở đời, không phải việc gì theo "tới tận cùng" cũng là tốt, phải biết buông tay kịp thời và đúng lúc. Có một số người có cầu ra sao cũng không được ích gì, có một vài việc có cố gắng tới đâu cũng không cho ra kết quả, lúc này, nên nghĩ tới việc "tới đây thôi", để sức lực và tinh thần tập trung cho cách khác.

"Tâm kế" 7: Làm người, đáng thương nhất là mất đi "vai trò cá nhân"

Làm người, điều đáng buồn không phải là theo đuổi mục tiêu một cách chậm chạp, mà là đang đánh mất đi "vai trò cá nhân" của mình, là khi bạn không thể thay đổi bản thân bằng khả năng của chính mình! Ai cũng vậy, muốn có được chỗ đứng và địa vị nhất định trong xã hội, muốn sống cuộc sống mà mình mong ước, phải dựa vào năng lực của chính bản thân chứ không phải ngày ngày ngồi không trông ngóng quý nhân nào đó hay ông thần may mắn tới gõ cửa nhà mình. không có bản lĩnh, dù có nhặt được miếng bánh mà ông trời đánh rơi thì sớm muộn gì nó cũng sẽ bị mốc trong tay bạn.

"Tâm kế" 8: Không khoe khoang, hãy khiêm tốn học hỏi từ người khác

Làm người đại kị là khoe khoang, tự phụ, luôn cho mình là đúng, là trung tâm. Dù có tài giỏi đến đâu, đừng bao giờ cho rằng mình hơn người khác một bậc, thay vào đó học cách giao tiếp với mọi người bằng một tâm thái khiêm tốn, để ý, học hỏi nhiều hơn từ người khác, đổi góc độ suy nghĩ, đứng trên lập trường của đối phương để cảm nhận vấn đề, đừng luôn tự cho mình là nhất.

Tác giả: Quỳnh Trang