Cổ nhân dạy: "Làm khách rửa bát mất vị thế, làm chủ để khách rửa bát mất tương lai", vì sao lại thế?

( PHUNUTODAY ) - Trong cách đối nhân xử thế mà người xưa dạy thì việc rửa bát cũng rất tế nhị nên cần cẩn trọng.

Rửa bát là một việc tế nhị và nó liên quan tới việc ứng xử, đánh giá vai vế. Đặc biệt với người Á đông việc rửa bát đôi khi liên quan tới việc nhìn nhận đánh giá vai trò của người khác. Việc làm khách, tiếp đãi khách trong quan niệm xưa cũng lại vô cùng được đề cao và quan trọng trong cách hành xử làm người. Một trong những nguyên tắc ứng xử người xưa cho là quan trọng đó là khi tới làm khách thì không nên vào bếp và rửa bát, cũng như khi là chủ nhà đứng ra mời khách tới dùng bữa cơm thì đại kỵ để khách phải rửa bát.

Làm khách đừng rửa bát nhà người vì sao?

Khách trong văn hóa xưa là người ở vị trí trang trọng cần được gia chủ tiếp đón chu đáo, trân trọng. Nếu không trân trọng không mời họ tới làm khách nhà mình. Đi làm khách cần biết giữ vai vế của bản thân mình, không kiêu ngạo nhưng không hạ thấp bản thân. Trong hành xử với chủ nhà thì khách không nên quá gần cũng không nên quá xa. Nếu gần quá thì thành xuề xòa dễ dãi, qua quýt, xuống giá, nếu xa lạ khách sáo quá thì không thân thiện.

Rửa bát là việc của người trong gia đình không phải của khách mời

Hành động rửa bát được cho là của người nội trợ trong gia đình hoặc là của những người giúp việc. Trong gia đình quyền thế thì chỉ có người giúp việc mới phải rửa bát. Trong gia đình bình thường thì rửa bát là việc của người nội trợ hoặc người nhà. Bởi vậy vị trí làm khách không phải là vị trí rửa bát. Bát đĩa sắp xếp trong nhà cũng là nơi riêng tư nên khách cũng không nên tự ý động vào. Việc rửa bát lại tế nhị không may gây vỡ bat đĩa thì báo điềm xui rủi, rạn nứt cho cả khách và chủ. Hơn nữa nếu chưa đủ thân mà vào rửa bát là hạ thấp vị thế của mình gây ảnh hưởng tới vai trò của bản thân.

Người xưa dạy con cháu không kiêu ngạo nhưng cũng đừng quá xuề xòa trong ứng xử, không làm cao nhưng cũng phải giữ tự tôn của bản thân. Do đó làm khách thì không nhất thiết phải rửa bát, vội vào rửa bát là hạ thấp phẩm giá của mình, là tốt không cần thiết. 

Đặc biệt nếu là khách trong vai trò là nam nữ ra mắt nhà chồng vợ tương lai mà vội đi rửa bát thì sẽ điềm báo mối nhân duyên đó có nhiều ấm ức áp bức. Đặc biệt nếu là con gái tới làm khách nhà chồng tương lai thì càng không nên vội vàng rửa bát vì điều đó sẽ khiến bạn sau này khi làm dâu sẽ bị ấm ức.

Việc rửa bát có thể làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa chủ và khách về sau

Làm chủ nhà đừng để khách rửa bát

Chủ nhà là người cần giữ sự tiếp đón chu đáo với khách để thể hiện văn hóa gia đình, sự giáo dưỡng và sự chu đáo của gia chủ. Nếu lại để khách rửa bát là không chỉn chu, đón tiếp không chu đáo thậm chí bị cho là coi thường khách. Điều đó khiến cho khách lần sau không muốn tới, không muốn kết giao nữa, mất đi quan hệ tốt đẹp, có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ đôi bên.

Người xưa rất tôn trọng hành xử lễ nghĩa nên khi đã mời khách phải tiếp đón chu đáo, không chu đáo được thì không nên mời khách. Nếu không biết cư xử thì mối quan hệ sẽ nhạt dần và tài vận suy giảm, gia đình bị đánh giá là kém giáo dục hoặc không đáng để kết giao.

Ngày nay việc tiếp đón khách cũng tương tự, việc rửa bát bao năm vẫn là chủ đề quan trọng trong ứng xử, nhất là với chị em khi đi làm khách nhà người yêu.

Do đó trong ứng xử nên linh hoạt. Khi bạn làm khách nhiều lần quen biết thân thiết thì có thể vào rửa bát nhưng lưu ý cùng làm thì được, tránh việc phải làm một mình. Điều đó không khiến bạn thoải mái và cũng khiến cho mối quan hệ đôi bên rạn nứt, nhat phai.

Một vài chiếc bát nhưng có thể thấy được thái độ học thức nhận và cách hành xử. Do đó khi làm khách và khi mời khách rất cần chú ý chuyện này, dù tưởng là chuyện nhỏ nhưng lại rất quan trọng để đánh giá mối quan hệ tiếp theo.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Tác giả: An Nhiên