Cổ nhân dạy: "Nhà có 3 nơi trống rỗng, con cháu đời đời nghèo", đó là 3 vị trí nào?

( PHUNUTODAY ) - Người xưa muốn nhắc nhở con cháu về việc chú ý đến phong thủy ở 3 vị trí đặc biệt này trong nhà.

Người xưa nói rằng: "Nhà có 3 nơi trống rỗng, con cháu đời đời nghèo". Vậy 3 nơi đó là những vị trí nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nhà bếp trống rỗng, tài lộc khó đến

Vị trí đầu tiên là nhà bếp. Người xưa cho rằng "Lương thực là của trời cho". Nếu gian bếp trống rỗng nghĩa là không nhận được phước trời ban.

Các cụ ngày xưa cũng thường đánh giá cuộc sống của một gia đình thông qua chuyện bếp núc. Căn bếp không có gì là dấu hiệu phong thủy không tốt.

Việc ăn sung mặc sướng, giàu sang phú quý không đại diện cho hạnh phúc nhưng ăn no mặc ấm là một trong những tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống. Nếu căn bếp trống rỗng, lương thực không đủ, ăn bữa nay lo bữa mai thì gia đình khó có cuộc sống như ý.

Căn bếp cũng phản ảnh mức độ hạnh phúc của gia đình. Nếu mọi người hòa thuận, bữa cơm gia đình tụ tập đông đủ, ngập tràn tiếng cười thì đó là một điều phúc đức. Bếp khô quạnh, trống trơn, người trong nhà dửng dưng, không quan tâm đến nhau thì gia đạo không thể hưng thịnh.

Phòng khách trống rỗng, gia phong không tốt

Phòng khách cũng là nơi phản ánh phúc khí của gia đình. Không gian phòng khách luôn là nơi quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến phong thủy của ngôi nhà.

Phòng khách là nơi gia đình quây quần, khách khứa đến thăm. Chủ nhà có nhiều người ghé thăm thì đó là người có nhân duyên tốt, đạt được thành công nhất định trong cuộc sống.

Phòng khách của một gia đình sung túc không phải là bày thật nhiều đồ đạc, đồ có giá trị lớn. Một căn phòng khách gọn gàng, sạch sẽ, có đủ đồ đạc cần thiết mới được coi là có phong thủy tốt.

Phòng sách trống rỗng, giàu không quá 3 đời

Cổ nhân rất chú trọng tới việc giáo dục, học hành. Muốn con cháu sung túc, phòng sách phải phong phú. Một gia đình coi trọng vào việc giáo dục con cháu về cả tri thức lẫn cách đối nhân xử thế thì gia phong càng vượng.

Người có tri thức sẽ tự tin và dễ dàng thành công hơn. Kiến thức càng nhiều, kinh nghiệm tích lũy cũng nhiều. Các bậc thánh hiền này xưa rất coi trọng việc truyền thụ tri thức cho thế hệ sau. Đó chính là tài sản quý giá nhất của đời người.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Tác giả: Thanh Huyền