Có phải trẻ dưới 1 tuổi thường mắc bệnh lồng ruột?

( PHUNUTODAY ) - Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em. Đây là hiện tượng khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng khúc ruột phía dưới (hay ngược lại), làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột.

Có phải trẻ dưới 1 tuổi thường mắc bệnh lồng ruột?

Lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng các thống kê cho thấy 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là các bé trai bụ bẫm. Trong đó, độ tuổi bị nhiều nhất là từ 5-6 tháng tuổi.

Hầu hết các trường hợp lồng ruột không xác định được nguyên nhân. Nhiều giả thiết cho rằng đây là thời kỳ bé chuyển từ bú sữa sang ăn dặm nên ruột dễ co bóp bất thường. Thêm vào đó, do kích thước của các đoạn ruột ở trẻ em quá chênh lệch nhau nên dễ xảy ra lồng ruột.

 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là các bé trai bụ bẫm

 Ngoài ra, trong một số trường hợp, lồng ruột có liên quan đến các bất thường như u bướu, polype trong lòng ruột hay những đợt nhiễm bệnh gây rối loạn co bóp ruột.

Khi một đoạn ruột chui vào lòng một đoạn ruột khác sẽ dẫn tới tắc nghẽn, ứ trệ thức ăn phía trên khối lồng (hay hiện tượng tắc ruột, bán tắc ruột). Thêm nữa, các đoạn ruột luôn kèm theo là các mạch máu nuôi dưỡng nên khi lồng ruột xảy ra thì thường các mạch máu cũng bị tắc nghẽn theo. Đoạn ruột bị tắc sẽ nhanh chóng bị giãn to, mạch máu bị ứ trệ làm đoạn ruột bị thiếu máu, quá trình viêm nhiễm, phù nề, hoại tử, xuất huyết sẽ xảy ra. Người ta thấy rằng trước 48 giờ, chỉ có khoảng 2,5% khối lồng bị hoại tử nhưng sau 72 giờ, tỷ lệ này đã lên tới 80%. Khi ruột bị hoại tử sẽ dẫn tới hiện tượng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốc nhiễm khuẩn, thủng ruột gây viêm phúc mạc khiến bệnh nhi tử vong.

Không nên chủ quan khi thấy trẻ đau bụng nhiều

Nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh lồng ruột ở trẻ em là do trước đó trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường ruột hoặc tiêu chảy do thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường, sức đề kháng của trẻ lại yếu.Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ còn bú mẹ, nhất ở lứa tuổi 4-9 tháng. Dù bệnh này gặp nhiều ở trẻ nhỏ nhưng các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan với những trẻ lớn hơn vì vẫn gặp một số trẻ em từ 2-3 tuổi bị lồng ruột.  

Có phải trẻ dưới 1 tuổi thường mắc bệnh lồng ruột? 

Điều đặc biệt bệnh lồng ruột thường xảy ra với trẻ khoẻ mạnh, bụ bẫm, ham ăn do nhu động ruột mạnh nên càng dễ bị lồng ruột. Ngay cả trong trường hợp cha mẹ, người trông trẻ nô đùa với trẻ làm trẻ cười quá nhiều, hoặc tung trẻ lên cao, rung lắc mạnh… cũng có thể khiến trẻ bị lồng ruột.

Cách nào phòng tránh?

Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường như trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Các thầy thuốc chuyên khoa sẽ nhanh chóng thăm khám và làm thêm các chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm ổ bụng, chụp XQ… để xác định chẩn đoán. Khi đã chắc chắn trẻ bị lồng ruột, các biện pháp tháo khối lồng bằng bơm hơi hoặc barium và thậm chí bằng phẫu thuật sẽ được thực hiện. Đồng thời với các biện pháp này, trẻ có thể được bù thêm dịch, cho kháng sinh, nuôi dưỡng, đặt ống thông dạ dày cho bụng đỡ trướng...

Do nguyên nhân thực sự gây lồng ruột ở trẻ chưa được rõ ràng nên không có biện pháp dự phòng đặc hiệu nào. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu bất thường ở trẻ để phát hiện sớm lồng ruột, tránh các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.

Tác giả: Hang Dinh