Mẹ chủ quan con sẽ mang tật suốt đời

( PHUNUTODAY ) - Mẹ đừng chủ quan khi chăm sóc trẻ nhỏ vì có thể điều đó sẽ làm con bạn mang tật suốt đời đấy!

veo-co-o-tre-so-sinh

 

Tật vẹo cổ ở trẻ

Tật vẹo cổ hay còn gọi là tật cổ xoay là tình trạnh trẻ có đầu nghiêng sang một bên và cằm nghiêng theo hướng ngược lại. Khi một đứa trẻ được sinh ra trong tình trạng này có nghĩa bé đã bị tật vẹo cổ bẩm sinh. Theo nghiên cứu, cứ 250 trẻ sơ sinh sẽ có 1 bé bị tình trạng này.

Nguyên nhân khiến trẻ bị vẹo cổ

Có một số trẻ ngay khi chào đời đã mắc chứng vẹo cổ, trường hợp này gọi là vẹo cổ bẩm sinh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 250 đứa trẻ sơ sinh thì sẽ có 1 trẻ bị tật này.

Nguyên nhân của vẹo cổ bẩm sinh là do cơ nối giữa xương ức, xương đòn với hộp sọ bị kéo căng. Chính sức căng này đã làm ảnh hưởng đến tư thế của thai nhi trong bụng mẹ (đầu nghiêng về một bên) hay do cơ bị tổn thương trong quá trình bé chào đời.

Ngoài ra, vẹo cổ bẩm sinh còn có thể do bất thường ở đốt sống cổ, nghĩa là các đốt sống cổ bị dính vào nhau khiến vùng cổ khó di chuyển và dẫn tới vẹo cổ. Trong một số trường hợp hiếm thấy, tật vẹo cổ còn được hình thành do những tổn thương nghiêm trọng trong hệ thống thần kinh hay cơ, chẳng hạn như não hay u tủy sống.

Đối với trẻ lớn hơn, trẻ có thể bị vẹo cổ do thói quen nằm nghiêng sang một bên nhiều so với bên còn lại (những trẻ này trước đây hoàn toàn bình thường và không bị vẹo cổ) hoặc thích bú một bên

Với trẻ ở độ tuổi đi học, tư thế ngồi học không đúng cách có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ bị vẹo cổ.

Nhận biết và điều trị

Với những trẻ có tư thế xấu trong tử cung, bị sang chấn sản khoa, cha mẹ cần quan sát kỹ hai bên cổ của bé sau khi sinh. Khoảng một tuần sau khi sinh, nếu thấy khối u cơ cứng ở một bên cổ, vị trí cơ ức đòn chũm, cha mẹ nên thăm khám bằng cách sờ vào hai bên cổ của bé. Lưu ý, nhiều người có thể nhầm lẫn khối u này với hạch. Phân biệt bằng cách, khối u này chỉ cứng chứ không gây đau như hạch. Mặt trẻ bị lép một bên, trẻ thường nhìn về một bên, đầu méo cũng là những yếu tố để nhận diện chứng vẹo cổ ở trẻ. Thông thường, khối u cơ còn khiến đầu của trẻ nghiêng về một phía và mặt nghiêng về phía ngược lại.

Lưu ý:

Nếu trẻ có thói quen nằm nghiêng một bên, người nhà nên chèn khăn ở hai bên để giữ cho đầu trẻ luôn thẳng, nhưng cứ mỗi một-hai giờ lại xoay trở đầu cho trẻ để tránh vẹo cổ và lép đầu. Lưu ý, nếu bé đang ngủ thì không nên can thiệp, chỉ nên xoay trở mỗi khi cho bé bú, thay tã, khi bé thức.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn