Các bà mẹ nên thận trọng vì có thể bé đã bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, dẫn đến viêm phổi. Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng thường gặp ,một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.
Bệnh viêm phổi là căn bệnh vô cùng nguy hiểm ở trẻ. Số ca tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi trên toàn thế giới đã giảm 50% kể từ năm 1990, từ 12,7 triệu xuống còn 6,3 triệu trẻ chết vào năm 2013. Tuy nhiên, mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ 4 tr ong đó kêu gọi giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới năm tuổi còn hai phần ba vào năm 2015 vẫn còn nằm ngoài tầm với của nhiều quốc gia. Vì bệnh viêm phổi vẫn là bệnh truyền nhiễm cướp đi sinh mạng trẻ em nhiều nhất nên các chính phủ đang rất nỗ lực để tiếp tục giảm tỷ lệ trẻ em tử vong do viêm phổi.
Có rất nhiều triệu chứng khác nhau khi nhận biết trẻ bị viêm phổi
- Trẻ sốt cao và kéo dài: Sốt cao có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác, tuy nhiên trẻ sốt cao kéo dài trong 2-3 ngày liền thì lại là triệu chứng viêm phổi. Khi thấy trẻ bị sốt cao mà kéo dài cần được đưa ngay tới bệnh viện gần nhất.
- Nhịp thở nhanh so với lứa tuổi: Đây được coi là dấu hiệu chính và xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi:
Trẻ dưới hai tháng, thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.
Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng, thở nhanh với 50 lần/phút trở lên.
Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi, 40 lần/phút trở lên là thở nhanh.
- Rút lõm lồng ngực: Đây là triệu chứng của trẻ đã bị viêm phổi nặng. Cách để cha mẹ phát hiện duy nhất là nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực.
- Cơ thể tím tái: Tím tái là biểu hiện cơ thể trẻ, có thể nhận biết triệu chứng ở mặt, chân, tay cho đến toàn thân có biểu hiện da nhợt nhạt và tím lại thì đó là dấu hiệu của rối loạn hô hấp. Trẻ có hiện tượng này có nghĩa là đang viêm phổi nặng, nếu không được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời rất dễ để lại biến chứng, thậm chí là tử vong.
- Triệu chứng khác như: Trẻ khó thở, thở khò khè; Đau ngực, có thể đau ít hoặc nhiều; Môi khô, kèm theo mệt mỏi chán ăn.
Biện pháp phòng ngừa viêm phổi
- Bảo vệ sức khỏe bà mẹ khi có thai, khám thai đầy đủ để theo dõi và xử lý kịp thời những tai biến, giảm khả năng sanh non, sanh nhẹ cân.- Bảo đảm vệ sinh môi trường nhất là khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.- Trẻ phải được bú mẹ và ăn dặm đúng.- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh.- Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
Cách chăm sóc trẻ viêm phổi tại nhà
- Cho trẻ ăn uống bình thường khi bị bệnh, không kiêng cử, cho ăn thêm 1 bữa sau khi lành bệnh.
- Làm thông mũi trước khi cho ăn, cho bú. Có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi để làm sạch mũi bé.
- Cho uống đủ nước để tránh thiếu nước do thở nhanh và sốt. Ngoài ra, nước còn có tác dụng loãng đàm nhớt.
- Cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay khi có một trong các dấu hiệu nặng sau đây: Trẻ mệt hơn, thở nhanh hơn, khó thở hơn,co rút lồng ngực, bú kém hoặc không uống được...