Chân vòng kiềng ở trẻ do đâu?

( PHUNUTODAY ) - Nếu cha mẹ không chăm sóc trẻ chu đáo ngay từ ban đầu thì khả năng sau này sẽ bị chân vòng kiềng. Bài viết sau sẽ chỉ ra nguyên nhân trẻ bị chân vòng kiềng?

Chân vòng kiềng là gì?

z1

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Chân vòng kiềng là chân khi đứng thắng, khớp gối hai bên nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không thẳng khít, có khe giữa khoảng 1,5cm.

Hoặc khớp gối bình thường, cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung, có khe giữa trên 1,5 cm. Những hiện tượng chân khác thường trên, người ta gọi là chân vòng kiềng, y học gọi đó là chân chữ O.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị chân vòng kiềng?

Chân vòng kiềng chẳng những ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của dáng đi và vẻ đẹp hình thể nói chung mà trong các trường hợp nặng còn có thể khiến trẻ bị thoái hóa sớm do hỏng khớp gối. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do sự thiếu hụt vitamin D. Khi trọng lượng của trẻ ngày một tăng, lượng vitamin D không đủ sẽ dẫn đến sự biến dạng của khung xương. Trong trường hợp nặng, ngoài vòng kiềng, trẻ còn có khả năng bị vẹo cột sống. 

Do những tư thế ẵm bồng cắp ngang hông hoặc bồng trước ngực với phần chân quặp vào bụng trong một thời gian dài khi bé còn nhỏ cũng là nguyên nhân khiến chân trẻ bị vòng kiềng.

Ngoài ra, còn có nhiều bố mẹ nóng lòng muốn thấy con đứng vững nên đã tập tành cho bé đứng hoặc đi quá sớm. Thời điểm đó hệ xương của trẻ chưa đủ vững mà đã phải chịu một áp lực lớn để chống đỡ toàn bộ cơ thể nên sẽ bị biến dạng. Mặt khác, khi phải cố gắng di chuyển bàn chân theo phương của trục đi, bé sẽ ráng sức sử dụng bàn chân quá mức. Hậu quả là xương ống chân phần chịu tác động nhiều và xấu nhất sẽ xuất hiện vòng kiềng. 

Ngoài ra trẻ bị còi xương còn do di truyền từ bố mẹ. Khi trẻ bị còi xương thường có những biểu hiện như cẳng chân cong, đau cơ, gan lách to,...

Cách chữa chân vòng kiềng cho con

z2

 Nên cho trẻ đến cơ sở y tế để tiến hành bó chân khi bị chân vòng kiềng.

Nên tắm nắng cho trẻ, việc tắm nắng cho trẻ giúp trẻ hấp thu được hàm lượng vitamin D lớn, giúp trẻ hạn chế còi xương. Hằng ngày nên cho trẻ tắm nắng, không những tốt cho sức khỏe mà còn hạn chế tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ.

Bố mẹ nên nắn tay chân trẻ trong khoảng từ 6 tháng đến 1 tuổi. Khi nắn chân cho trẻ nên nắn một cách nhẹ nhàng, đều cả hai chân giúp lưu thông máu và thúc đẩy sự phát triển của cơ xương. Điều này giúp trẻ cảm thấy thoải mái, rất thích thú, luôn duỗi thẳng chân ra.

Nếu bố mẹ thấy hai gối của bé 2-4 tuổi hơi vẹo vào trong một chút thì điều này vẫn hoàn toàn bình thường. Khi đến 4 hoặc 6 tuổi, chân của trẻ sẽ thẳng trục lại. Các trường hợp này đều không cần điều trị.

Hơn nữa, bố mẹ không nên vì quá nôn nóng muốn thấy con chập chững những bước đi đầu tiên mà ép bé tập đi quá sớm. 

Các mẹ nên bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ nhỏ. Bởi canxi là khoáng chất rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, trẻ thiếu canxi rất dễ bị còi xương, loãng xương hoặc bị biến dạng xương. Còn vitamin D giúp cho cơ thể của trẻ hấp thu canxi. Nếu thiếu vitamin D trong thời gian dài sẽ làm giảm việc hấp thu canxi, phốt pho và khiến sự phát triển của xương gặp trở ngại.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link