Trong thời gian gần đây, do thời tiết trở lạnh nên có rất nhiều trường hợp trẻ phải nhập viện do bị viêm phổi. Điều đáng lo ngại là nhiều trẻ phải nhập viện trong tình trạng nặng, đặc biệt là trẻ viêm phổi phải tiến hành thở máy. Tình trạng này khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về tình trạng sức khỏe của con em mình.
Bệnh viêm phổi là căn bệnh vô cùng nguy hiểm ở trẻ. Số ca tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi trên toàn thế giới đã giảm 50% kể từ năm 1990, từ 12,7 triệu xuống còn 6,3 triệu trẻ chết vào năm 2013. Tuy nhiên, mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ 4 tr ong đó kêu gọi giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới năm tuổi còn hai phần ba vào năm 2015 vẫn còn nằm ngoài tầm với của nhiều quốc gia. Vì bệnh viêm phổi vẫn là bệnh truyền nhiễm cướp đi sinh mạng trẻ em nhiều nhất nên các chính phủ đang rất nỗ lực để tiếp tục giảm tỷ lệ trẻ em tử vong do viêm phổi.
Không phải cứ ho là tương kháng sinh
Bác sĩ Nguyễn Mai Hoàn - Phó trưởng Khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi trung ương - cho biết hiện nay trung tâm hô hấp mỗi ngày điều trị cho hàng trăm bệnh nhi bị các bệnh lý về hô hấp, trong đó cứ vào thời điểm giao mùa số bệnh nhân này lại tăng lên.
Bác sĩ Hoàn cho biết việc sử dụng kháng sinh tràn lan như hiện nay thực sự đáng báo động. Chưa khi nào tình trạng cha mẹ tự làm bác sĩ chữa bệnh cho con lại “nóng” như hiện nay.
Bình thường trẻ bị bệnh ho, sổ mũi do thay đổi thời tiết không phải lúc nào cũng do vi khuẩn gây ra. Nếu bố mẹ cứ mua kháng sinh về uống không có tác dụng cho con, lâu dần sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh không điều trị được.
80% nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ là do virus hoặc do các yếu tố dị ứng mà không cần dùng đến kháng sinh để điều trị.
Trước thời điểm giao mùa như hiện nay, bác sĩ Hoàn cho biết, cha mẹ của bé nên bình tĩnh theo dõi. Nếu do thời tiết có thể do dị ứng. Khi ấy, các bác sĩ sẽ điều trị theo dị ứng thời tiết gây viêm hô hấp chứ không phải cho sử dụng kháng sinh như hiện nay.
Ở Việt Nam, gần đây đã có một số loại vi khuẩn kháng thuốc. Tại Mỹ cũng đã xuất hiện vi khuẩn siêu kháng sinh vào tháng 5/2016. Hơn thế, việc dùng kháng sinh bừa bãi còn có thể dẫn tới những tác dụng phụ mà chỉ có thể phát hiện sau nhiều năm dùng thuốc.
Trong khi đó, tình trạng báo động về sử dụng thuốc bừa bãi như hiện nay rất đáng lo ngại. Bác sĩ Hoàn cho biết để chữa bệnh cho trẻ an toàn, tránh các tác dụng phụ, giảm chi phí điều trị, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về chăm sóc, theo dõi phát hiện dấu hiệu bệnh nặng, tình trạng nhiễm khuẩn và sử dụng thuốc hợp lý.
Bệnh viêm phổi có thể được ngăn chặn nếu người lớn biết cách
Để phòng tránh bệnh viêm phổi cũng như một số bệnh khác, trẻ phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời và kéo dài cho đến khi trẻ dược 18 - 24 tháng. Trẻ phải được chăm sóc, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi.
Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên, sử dụng nguồn nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm bảo vệ trẻ chống lại các mầm bệnh gây viêm phổi, tiêu chảy và các bệnh khác. Khử sạch không khí ô nhiễm trong nhà, đặc biệt là khói từ các bếp lò không an toàn sẽ giúp làm giảm nguy cơ viêm phổi nặng ở trẻ. Bên cạnh đó, việc tiêm chủng vắc-xin sẽ giúp cung cấp sự bảo vệ chống lại sự nhiễm khuẩn gây ra bởi nhiều chủng phế cầu khác nhau.
Phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở... và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân... Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nơi cư trú để được tư vấn và có hướng điều trị thích hợp, tránh lây lan cho người khác, không nên tự dùng thuốc cho trẻ.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Chỉ đau đầu và nôn trớ - nhưng là dấu hiệu ung thư gây tử vong cao nhất ở trẻ em
-
Mẹ biết điều này con sẽ không bao giờ viêm họng
-
Những xét nghiệm quan trọng nhất để phát hiện dị tật thai nhi
-
Dạy cách làm vịt nướng tại nhà thơm lừng ngon khó cưỡng
-
Nếu con bạn luôn khóc mỗi khi đi mẫu giáo mẹ hãy làm ngay điều này