Ngày nay, điều hòa là một trong những thiết bị điện thân thiết mà nhiều gia đình sở hữu. Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng, oi bức, nhu cầu sử dụng điều hoà càng cao hơn bao giờ hết. Việc chăm sóc, bảo dưỡng máy định kỳ là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp thiết bị hoạt động tốt, kéo dài tuổi thọ mà còn giúp tiết kiệm điện. Nhiều người có thắc mắc liệu cục nóng điều hòa lắp ngoài trời có cần che chắn khi trời mưa, nắng. Thợ lâu năm đưa ra câu trả lời xác đáng, ai nghe xong cũng phải gật gù.
Cục nóng điều hòa có cần che chắn nắng mưa hay không?
Về cấu tạo, một máy điều hòa thường có 2 bộ phận chính là cục nóng và cục lạnh (còn gọi là dàn nóng và dàn lạnh). Cục lạnh thường sẽ lắp ở trong nhà còn cục nóng được lắp ở ngoài trời để giải phóng nhiệt được hấp thụ trong phòng ra ngoài môi trường. Việc lắp cục nóng ở ngoài trời khiến nhiều người nảy sinh ra một thắc mắc, liệu bộ phận này có cần phải che chắn nắng mưa hay không?
Hiện nay, nhiều nhà sản xuất đã tạo ra các cục nóng với chất lượng và hiệu suất làm việc cao, có thể chống chọi với nhiều kiểu thời tiết bên ngoài. Một chuyên viên kỹ thuật về máy lạnh và điều hòa cho biết, cục nóng được chế tạo để chịu được nắng mưa, thậm chí là mưa lớn. Vì vậy, nó sẽ không dễ bị hư hỏng nếu dù để ở ngoài trời mưa. Tuy nhiên, người dùng không nên lắp cục nóng ở vị trí quá thấp, tức quá gần mặt đất để tránh hiện tượng ngập nước khiến điều hòa không thể hoạt động.
Hơn nữa,, việc che chắn cục nóng quá kín sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của cục lạnh ở bên trong giảm đi rõ rệt. Nó còn làm thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Tốt nhất nên tạo một không gian thoáng đãng xung quanh cục nóng và không cần thiết phải bảo vệ bộ phận này quá cẩn thận. Không gian thoáng sẽ giúp không khí lưu thông nhanh hơn, ngăn tình trạng hơi ẩm bị giữ lại và tránh làm hư hỏng các bộ phận quan trọng bên trong cục nóng.
Những lưu ý khi chọn vị trí lắp đặt cục nóng
Để điều hòa hoạt động hiệu quả, các gia đình nên chú ý đến vị trí lắp cục nóng. Vị trí đắc địa để lắp cục nóng chính là nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Gia đình có thể lắp thêm mái che cho cục nóng nhưng vẫn phải đảm bảo sự thông thoáng xung quanh để không khí có thể lưu thông tốt.
Ngoài ra, cần tránh lắp cục nóng ở những nơi có gió thổi thẳng trực tiếp vì như vậy sẽ gây ra sức cản lớn cho quạt khiến thiết bị không thể hoạt động hiệu quả, gây lãng phí điện năng.
Tránh để cục nóng đối diện với các thiết bị điện khác như cục nóng của điều hòa khác ở khoảng cách quá gần. Không nên lắp cục nóng ở nơi có gió thổi mạnh hoặc có nhiều bụi rác, lá rụng.
Một yêu cầu nữa đó là vị trí của cục nóng phải thấp hơn cục lạnh. Nếu cục nóng lắp cao hơn cục lạnh thì phải yêu cầu nhân viên kỹ thuật thiết kễ bẫy dầu cho tốt, khoảng cách cao hơn không quá 8 mét. Chú ý khoảng cách đường ống giữa cục nóng và cục lạnh nên dao động trong khoảng 3-7 mét là tốt nhất.
Khi chọn vị trí cục nóng, bạn lưu ý không nên lắp sát tưởng, khoảng cách với tường tối thiểu là 5cm. Hai bên hông của máy nên có khoảng trống tối thiểu là 25cm/bên. Khoảng cách giữa cục nóng với tường đối diện tối thiểu là 60cm.
Tác giả: Vũ Thêm
-
5 thiết bị "ngốn điện" hơn cả điều hòa, quên rút phích cắm là hoá đơn tăng chóng mặt
-
Vì sao hoa hậu Diệu Hoa bị chỉ trích khi chọn lấy chồng nước ngoài? Và câu trả lời sau 3 thập kỷ
-
Nhà trường có được thu tiền mua điều hòa, máy chiếu đầu năm học không: Phụ huynh cần biết rõ
-
Ban đêm bật điều hòa 28, 29 độ tưởng tiết kiệm điện hóa ra 'sai bét': Đây mới là mức phù hợp nhất
-
Bật điều hòa nhớ đặt 3 thứ này trong phòng, vừa tiết kiệm điện lại tốt cho sức khỏe