Dân gian truyền lại: Tiết Thanh minh, 7 người này chớ đi tảo mộ kẻo rước vận xui, gia đình lục đục ốm đau

( PHUNUTODAY ) - Tảo mộ là một phong tục đẹp mỗi khi Tiết thanh minh về, nhưng theo kinh nghiệm của người xưa những người này không nên đi tảo mộ.

Tiết thanh minh là một tiết khí trong 24 tiết khí của năm. Tiết thanh minh đến sau khi kết thúc tiết xuân phân. Tiết thanh minh thường bắt đầu từ ngày 4 hoặ 5 tháng 4 và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21 tháng 4 dương lịch. Tiết thanh minh là tiết khí mà thời tiết trong xanh, thời tiết quang quẻ nhất. Đó là lúc thời tiết đẹp, trời trong quang đãng. Trong các hoạt động của tiết thanh minh thì về quê tảo mộ ông bà tổ tiên là phong tục truyền thống tốt đẹp của người Việt.

Tảo mộ là con cháu sắm sửa lễ vật ra nghĩa địa thắp hương, dọn dẹp sang sửa mộ phần của ông bà tổ tiên. Tảo mộ là dịp để con cháu tưởng nhớ biết ơn ông bà, đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt. 

Thế nhưng theo quan niệm người xưa và kinh nghiệm dân gian thì những đối tượng dưới đây tránh đi tảo mộ, để tránh những điều xui xẻo và họa ốm đau:

Tảo mộ tiết Thanh minh là một phong tục đẹp của người Việt

Những phụ nữ có thai, đang nuôi con bú

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc đang nuôi con bú không nên đi tảo mộ. Đó là vì những đối tượng này khá nhạy cảm với môi trường ngoài, nhất là nghĩa địa lạnh lẽo, âm khí nhiều. Phụ nữ có thai và nuôi con bú cơ thể yếu cần giữ sức nên nếu bị tà khí xâm nhập sẽ ảnh hưởng tới con, ảnh hưởng cả tương lai về sau.

Hơn nữa phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú không nên đến những nơi nghĩa địa vì cấu trúc nghĩa địa thời trước thường có địa thế hiểm trở khó đi,nên có thể trượt chân ngã và sinh non. Hơn nữa nghĩa địa được cho là có nhiều vong hồn ma quỷ nên sẽ quấy phá những người yếu đuối như thai phụ, phụ nữ có con nhỏ.

Phụ nữ đang trong kỳ kinh

Phụ nữ vào chu kỳ kinh nguyệt là khí âm thịnh, khí dương giảm nên rất không hợp khi đi tảo mộ. Họ sẽ dễ bị tà khí xâm nhập vào cơ thể gây hại. Hơn nữa quan niệm xưa phụ nữ kỳ kinh không sạch sẽ nên khi đi tảo mộ thắp hương, nếu sơ sểnh có thể bị ông bà tổ tiên quở trách gây đại kỵ. 

Theo kinh nghiệm dân gian thì có những người không nên đi tảo mộ để tránh ốm đau xui rủi

Người đang ốm yếu, đang điều trị bệnh 

Nghĩa địa là nơi khí âm nhiều, lạnh lẽo nên những người đang ốm yếu, trị bệnh càng dễ bị tiến triển mạnh hơn. Thực ra những người này vốn đang ốm yếu nên khi ra nghĩa địa gió lạnh và dễ xúc động thì càng ảnh hưởng tới thể trạng. Những người này cần hướng tới nơi dương khí để nhanh phục hồi tránh việc tăng âm khí. 

Những người già trong gia đình

Người già từ 70 cũng không nên đi tảo mộ bởi ở tuổi này là tuổi gần đất xa trời, sức khỏe yếu, dương khí giảm. Những người này đi ra nghĩa địa có thể làm âm khí tăng nên âm thịnh thì ốm yếu. Địa thế nghĩa địa thời xưa lại gập ghềnh nên người lớn tuổi có nguy cơ bị ngã. Những người lớn tuổi thường hay nghĩ tới ông bà tổ tiên, nghĩ về cái chết nên việc đi tảo mộ có thể không mang lại điềm may mắn trong gia đình.

Những người để tang chồng chưa hết 3 năm

Thời xa xưa có quan niệm để tang 3 năm, mộ chồng xanh cỏ, khô mộ thì người phụ nữ muốn tái giá mới không bị mang tiếng dị nghị. Vì thế phụ nữ trong 3 năm đầu chồng chết không nên đi tảo mộ vì có thể gây thị phi dị nghị và có thể khó tái giá về sau. Tuy nhiên thời nay quan niệm này đã khác nên những người phụ nữ đang để tang chồng có thể đi tảo mộ thăm viếng chồng mình. 

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi

Trẻ còn sức khỏe yếu hơn nữa chưa hiểu về việc tảo mộ nên trẻ đi tảo mộ có thể dễ nhiễm khí lạnh. Dân gian còn quan niệm trẻ nhỏ dễ bị ma trêu nên trẻ có thể dễ ốm, về ngủ dễ gặp ác mộng hoảng loạn. Trẻ nhỏ ra nghĩa trang tảo mộ không biết còn có thể xảy ra những việc không hay như tè bậy, giẫm, động vào đồ lễ đang thắp hương trên mộ. Điều đó có thể vô tình khiến trẻ bị quở trách mà ốm đau, ngủ mơ, thấy ác mộng. Do đó tốt nhất không cho trẻ quá nhỏ đi tảo mộ.

Tảo mộ trong tiết thanh minh thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn

Con rể thì không đi tảo mộ nhà vợ

Người xưa cho rằng dâu con rể khách và gia đình phải có con trai nối dõi tông đường. Thế nên con rể không nên đi tảo mộ vì sẽ hàm ý là thay con trai trong gia đình. Việc cúng bái tổ tiên phải là do con trai và con dâu lo liệu. Việc cúng tế chủ tế phải là do con trai. Do đó thời xưa quan niệm con rể không đi tảo mộ. Tuy nhiên ngày nay với nhiều địa phương việc tảo mộ còn là giới thiệu với ông bà tổ tiên về thành viên mới như con dâu con rể, hơn nữa còn là để dâu rể biết mộ phần của dòng họ. Thế nên quan niệm này ngày nay cũng tùy thuộc theo từng gia đình và từng địa phương.

Những đối tượng trên không đi tảo mộ là theo quan niệm truyền miệng dân gian. Còn tùy theo từng địa phương, từng gia đình từng nguyện vọng mà áp dụng cho hợp lý. Thời nay, nghĩa địa cũng đã được xây dựng khang trang gọn gàng sạch sẽ hơn nhiều so với thời trước nên việc tảo mộ cũng thuận lợi hơn. Do đó bạn cũng nên linh hoạt áp dụng, tránh gây căng thẳng trong gia đình.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm 

Tác giả: An Nhiên