Đặt một củ gừng ở đầu giường có tác dụng gì?
Điều này mang lại một số lợi ích sau:
An thần, hỗ trợ giấc ngủ
Một trong những lý do chính khiến nhiều người đặt củ gừng ở đầu giường là nó giúp tăng sự thư giãn và hỗ trợ giấc ngủ. Hương thơm của gừng có tác dụng làm dịu thần kinh, khiến tâm trí thả lỏng, từ đó giảm căng thẳng và lo âu. Củ gừng ở bên gối có thể tạo ra một bầu không khí dễ chịu, giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon và sâu hơn.
Thanh lọc không khí
Bên cạnh việc hỗ trợ giấc ngủ, gừng cũng có khả năng khử mùi và thanh lọc không khí. Việc đặt củ gừng ở đầu giường giúp loại bỏ những mùi khó chịu trong phòng, tạo ra môi trường dễ chịu. Hơn nữa, gừng còn có tính kháng khuẩn, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, giúp không khí thêm trong lành hơn.
Giảm nghẹt mũi
Những người thường xuyên bị cảm cúm, nghẹt mũi cũng nên đặt một củ gừng ở đầu giường. Mùi hương của loại gia vị này sẽ giúp thông khoang mũi. Các đặc tính chống viêm của dầu gừng còn làm thoáng đường hô hấp. Một nghiên cứu được công bố năm 2020 cho thấy gừng có khả năng chống dị ứng và chống viêm, việc ngửi mùi hương gừng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe.
Tạo cảm hứng cho "chuyện vợ chồng"
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong các thành phần tạo ra mùi thơm của gừng có zingiberen và bisabolene. Đây là các chất giúp mang lại mùi cay nồng đặc trưng. Hương thơm của gừng có tác dụng giảm cảm giác cô đơn và gia tăng ham muốn đối với chuyện chăn gối, tạo cảm hứng cho các cặp đôi. Vì vậy, việc đặt củ gừng ở đầu giường có thể hỗ trợ hâm nóng đời sống vợ chồng.
Xua đuổi côn trùng
Một tác dụng khác của thói quen đặt một củ gừng ở đầu giường là xua đuổi côn trùng, đặc biệt là muỗi. Hương thơm đặc trưng của gừng tuy dễ chịu với con người nhưng lại gây sợ hãi cho một số loài côn trùng. Với các gia đình có trẻ nhỏ, sử dụng củ gừng để đuổi muỗi là giải pháp an toàn, giúp hạn chế các sản phẩm hóa chất có thể gây hại sức khỏe.
Đặt gừng ở đầu giường đúng cách
Nhiều người thường đặt nguyên củ gừng ở đầu giường, tuy nhiên đây không phải là cách tối ưu. Để gừng có thể tỏa ra mùi thơm hiệu quả nhất, bạn nên cắt thành nhiều lát mỏng hoặc băm nhỏ rồi cho vào trong túi vải, buộc chặt miệng.
Bạn cũng có thể tận dụng khẩu trang dùng một lần, cắt nhỏ gừng và bỏ vào giữa, dùng hai quai đeo buộc chặt miệng khẩu trang lại; treo túi gừng này ở đầu giường hoặc dưới gối để hương thơm lan tỏa.
Những điều "kiêng kỵ" khi ăn gừng
Nguyên tắc thứ nhất: Cái gì nhiều quá cũng không tốt
Vào mùa hè, cơ thể mọi người tiêu hao nhiều nước. Gừng có thực phẩm có tính cay nóng điển hình, không nên ăn quá nhiều. Khi nấu ăn hay pha nước, chỉ cần vài lát gừng là đủ, tuyệt đối không nên quá lạm dụng nguyên liệu này.
Nguyên tắc thứ hai: Đồ tốt cũng không thể dùng tùy tiện!
Gừng tươi nấu với nước đường đỏ thường được dùng phổ biến để điều trị phong hàn, cảm mạo, dạ dày bị nhiễm lạnh.
Tuy nhiên, bản thân gừng có tính nóng, chỉ thích hợp để điều trị những loại bệnh do hàn khí gây nên. Do đó, những người bị cảm nắng, bị cảm vì gió nóng thì không được sử dụng bài thuốc từ gừng.
Nguyên tắc thứ ba: Ăn gừng chớ nên bỏ vỏ!
Nhiều người khi chế biến gừng thường có thói quen nạo vỏ với lý do "đảm bảo vệ sinh". Tuy nhiên, thiếu đi lớp vỏ ngoài ấy, gừng không thể phát huy hết công hiệu của mình.
Nguyên tắc thứ tư: Gừng hỏng chớ nên dùng tiếp!
Gừng bị biến chất (bị dập, nẫu, mọc mầm) sẽ sinh ra độc tính rất mạnh, khiến cho tế bào bị hoại tử, thậm chí có thể phát sinh một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư gan, ung thư thực quản.
Nguyên tắc thứ tư: Gừng không phải là "thực phẩm đại chúng".
Do đặc tính cay nóng, gừng không thích hợp với các đối tượng sau: người âm hư hỏa vượng; người bị nóng trong; các đối tượng bị mụn nhọt, lở loét, vết thương hở.
Tương tự như vậy, người mắc một số bệnh về phổi (viêm phổi, phổi sưng tấy, có mủ, lao phổi); người bị loét dạ dày, bệnh nhân bị thận (vỡ thận, viêm thận), người bị viêm túi mật, tiểu đường và trĩ cũng không nên ăn nhiều gừng.
Nguyên tắc thứ tư: Gừng hỏng chớ nên dùng tiếp!
Gừng bị biến chất (bị dập, nẫu, mọc mầm) sẽ sinh ra độc tính rất mạnh, khiến cho tế bào bị hoại tử, thậm chí có thể phát sinh một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư gan, ung thư thực quản.
Nguyên tắc thứ tư: Gừng không phải là "thực phẩm đại chúng".
Do đặc tính cay nóng, gừng không thích hợp với các đối tượng sau: người âm hư hỏa vượng; người bị nóng trong; các đối tượng bị mụn nhọt, lở loét, vết thương hở.
Tương tự như vậy, người mắc một số bệnh về phổi (viêm phổi, phổi sưng tấy, có mủ, lao phổi); người bị loét dạ dày, bệnh nhân bị thận (vỡ thận, viêm thận), người bị viêm túi mật, tiểu đường và trĩ cũng không nên ăn nhiều gừng.
Tác giả: Mộc
-
Ăn gân bò có tốt cho sức khỏe không? Giải đáp thắc mắc của nhiều người
-
Cách làm sữa chua dẻo, mềm mịn tại nhà
-
Loại gia vị giúp món ăn ngon hơn nhưng lại là ‘kẻ thù’ của sức khoẻ, rất nhiều nhà đang dùng
-
4 loại gia vị tốt chẳng kém nhân sâm, tổ yến, là thuốc trường thọ có sẵn trong tự nhiên, ai cũng nên dùng
-
4 phần "ngon nhất" của con lợn: Phải đi chợ sớm mới mua được, người bán thịt hay giữ cho riêng mình