Hành tím
Hành tím được sử dụng để tạo mùi thơm hấp dẫn cho các món ăn, khử mùi tanh của các loại thực phẩm. Hành chứa nhiều quercetin, một loại flavonoid có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nutrition Journal, chất quercetin này có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch.
Theo một nghiên cứu khác được đăng trên Journal of Agricultural and Food Chemistry, hành tím còn có tác dụng trong việc chống viêm, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào K.
Có thể ăn hành tím tươi hoặc chế biến ở nhiệt độ vừa phải để đảm bảo giữ được nhiều dưỡng chất quý giá. Hành tím tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều vì nó có thể tạo ra mùi hôi cho hơi thở và kích ứng dạ dày.
Mù tạt
Mù tạt là loại gia vị chứa hợp chất isothiocyanates có đặc tính chống lại các tế bào K. Điều này được khẳng định trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Carcinogenesis. Các hợp chất này giúp tiêu diệt các tế bào lạ và ngăn chúng phát triển.
Một nghiên cứu khác được đăng tải trên Journal of Ethnopharmacology chỉ ra rằng mù tạt có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Mù tạt có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều, nhất là với những người có bệnh viêm loét dạ dày. Vị cay nồng của mù tạt có thể gây ra tình trạng kích ứng dạ dày.
Không nên sử dụng mù tạt cùng rượu vì có thể gây kích ứng niêm mạc.
Gừng
Gừng là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp gia đình. Nó vừa giúp tăng độ thơm ngon của món ăn, vừa hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm ho, chống viêm, giải độc. Từ xa xưa, người ta đã coi gừng như một vị thuốc, thường xuất hiện trong các món ăn bài thuốc trị cảm lạnh, đau bụng, buồn nôn hoặc dùng để làm ấm cơ thể.
Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng khó chịu do cảm lạnh gây ra. Gừng giúp chống viêm, giảm đau, hỗ trợ hô hấp. Nó cũng giúp ích trong việc điều trị ngộ độc thực phẩm.
Do gừng có tính nóng, làm tăng tuần hoàn máu nên người bị huyết áp cao nên hạn chế sử dụng.
Không dùng gừng tươi cùng với các loại thuốc chống đông máu để tránh nguy cơ chảy máu, khó cầm máu.
Giấm
Giấm có thành phần chính là axit axetic (từ 0,4-0,6%). Nó có tác dụng ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn. Giấm được sử dụng nhiều trong các món ăn, có thể dùng để ngâm tỏi, ngâm hành tạo ra các món ăn kèm.
Giấm có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ đường ruột. Ngoài ra, nó còn giúp hỗ trợ giảm cholesterol trong cơ thể. Không những thế, giẩm còn có tác dụng kích thích vị giác, giảm thèm đồ ngọt, mang lại hiệu quả tốt trong việc kiểm soát chế độ ăn uống, quản lý cân năng, tăng cường sức khỏe tổng thể.
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Journal of Food Science, giấm có tác dụng kiểm soát đường huyết sau ăn, tốt cho người bị bệnh tiểu đường loại 2.
Bạn có thể kết hợp giấm và mật ong để cơ thể có thể nhận được nhiều lợi ích của sức khỏe, giúp tăng cảm giác no, giảm thèm ăn, mang lại lợi ích cho việc giảm cân.
Lưu ý, uống giấm trực tiếp sẽ làm tổn thương dạ dày và men răng vì vậy không nên sử dụng theo cách này. Có thể dùng giấm kết hợp với các loại thực phẩm, sử dụng trong các món ăn hoặc pha loãng để uống. Người bị bệnh dạ dày nên hạn chế sử dụng giấm.