1. Tên con trai mà dễ nhầm với tên con gái sẽ là cớ để bắt nạt, trêu trọc
Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Florida cho biết, kết quả khảo sát của họ trong năm 2005 cho thấy các học sinh nam có tên dễ nhầm với tên của các học sinh nữ thường trở thành đối tượng của những đứa trẻ ưa bắt nạt và trêu chọc bạn bè. Những trận bắt nạt này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tính cách, tâm lý và kết quả học tập của các bé.
Đây cũng là một lỗi đặt tên tuy có nhẹ hơn về độ “sát thương” so với nói lái và viết tắt nhưng cũng gây cho người có tên nhiều phen lúng túng. Chẳng hạn, nếu một người tên Quý Lộc thì sẽ rất dễ bị nhầm là con trai trong khi chẳng ai biết rằng đây là tên của một cô gái. Ngược lại, một chàng trai nếu có tên là "Cát Tường" thì rất có khả năng các văn bản gửi đến sẽ trân trọng ghi là “Gửi Cô Cát Tường".
2. Cái tên càng phổ biến thì khả năng xin việc dễ hơn
Một cuộc khảo sát của đại học Marquette cho thấy những người mang tên được nhiều người lựa chọn, nghĩa là những cái tên rất phổ biến trong xã hội thường được các nhà tuyển dụng chọn hồ sơ ưu tiên hơn những người có tên lạ. Mức độ tin tưởng của những cái tên này trong các trường học cũng cao hơn.
3. Những cái tên nói lái dễ bị mọi người xuyên tạp
Các ông bố, bà mẹ nên biết rằng tiếng việt là ngôn ngữ duy nhất có hiện tượng nói lái mà chữ lái và chữ được lái đều có khả năng có nghĩa. Chính vì vậy, khi quyết định đặt tên cho con, cha mẹ cần thử tất cả các trường hợp nói lái của tên được chọn để đảm bảo sau này không thể nói lái hoặc xuyên tạc “tên hay họ tốt” của bé con nhà bạn được. Chẳng hạn như Hà Hạnh chắc chắn sẽ bị nói lái thành Hành Hạ; Tiến Tùng bị lái thành Túng Tiền; Bích Hạnh bị nói lái thành Bất Hạnh,...
4. Những cái tên cao quý sẽ hứa hẹn những tương lai rạng rỡ
Có một cuộc khảo sát ở Đức được thực hiện trên các nhân viên trong nhiều công ty khác nhau cho thấy, những cái tên mang ý nghĩa vương giả (như hoàng đế hay vua) hoặc quý tộc thường có mức độ thành đạt trong sự nghiệp cao hơn so với những người có tên nghe dân dã (Koch - đầu bếp hay Bauer nông dân). Để lý giải cho điều này, các nhà tâm lí học cho rằng có thể do tư duy liên tưởng ăn sâu trong não trạng của con người nên những từ hoặc cụm từ mang nghĩa tương tự luôn được mặc định cho những vị trí xã hội cao.
Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang