Đây chính là 2 loại rau ngậm nhiều hóa chất, thuốc trừ sâu nhất nhưng nhà nào cũng chuộng

( PHUNUTODAY ) - Đây chính là 2 loại rau ngậm nhiều hóa chất, thuốc trừ sâu nhất nhưng nhà nào cũng chuộng ăn vào khác nào mở cửa đón ung thư.

Các vụ ngộ độc do ăn phải rau xanh còn dư lượng lớn thuốc trừ sâu, thuốc kích thích vẫn thường xuyên diễn ra. Thế nhưng, nếu được hỏi các loại rau nào dễ bị phun nhiều hóa chất độc hại nhất thì chẳng mấy ai biết được. Đôi khi, những người mua hàng phó mặc cho số phận, thích ăn gì liền mua nấy vì tặc lưỡi cho rằng: “Giờ rau củ nào củ nào chẳng độc hại, không ăn thì chết đói”. Đến lúc có sự việc không hay xảy ra mới hối hận nhưng đã muộn rồi.

Cần tây

Trung bình, trong rau cần tây có khoảng 64 chất kịch độc không thể bị loại bỏ bởi nước, cho dù bạn có rửa bao nhiêu lần đi nữa. Rau cần tây hấp thụ chất lỏng từ lòng đất cực tốt, nhưng các chất hoá học cũng theo đó mà bị rau hấp thụ vào trong thân, lá và đi vào cơ thể con người.

Cách chọn cần tây: Không nên dùng những cây rau thân phình to, thân và ngó có màu trắng nõn bất thường vì loại cần này đã được bón quá nhiều phân (phân chuồng, phân hóa học, phân bón qua lá) và phun nhiều thuốc trừ sâu bệnh. Loại cần này rất nhanh héo và cũng dễ bị độc hại khi ăn.

Giá đỗ

Giá đỗ được ủ theo phương pháp truyền thống thường mất nhiều thời gian, không đẹp mắt và chóng hỏng. Vì lợi nhuận mà những người làm giá đỗ đã dùng hoạt chất trong công nghiệp bột giặt (Soda ASH Light) để kích thích tăng trưởng, kéo dài tuổi thọ và giá đỗ bắt mắt hơn.

Lâu ngày, chất độc này ngấm vào cơ thể sẽ gây tổn thương gan, thận, thần kinh, các bệnh mãn tính, thậm chí là ung thư…

Cách chọn giá đỗ: Người tiêu dùng thường thích mầm giá to, trắng, giòn và ít rễ. Để làm được giá đỗ như vậy một phần rất ít do kinh nghiệm của người làm giá nhưng chủ yếu khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loài thuốc trừ cỏ có tính hướng gốc (để diệt phần rễ cây mà phần mầm cây không bị ảnh hưởng) pha loãng, sau đó tưới lên giá đỗ và ủ lại. Những loại giá đỗ này khi làm nộm hoặc xào tái ta thấy nước mầu nhờ đục từ giá đỗ chảy ra đĩa.

Tác giả: Ngọc Lê