Béo phì
Việc thức khuya thường sẽ khiến bạn ngủ không đủ giấc. Việc ngủ dưới 6 tiếng mỗi đêm sẽ làm quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể bị xáo trộn và mỡ thừa trong cơ thể có xu hướng tăng lên. Các mô mỡ càng ngày càng dày lên trong cơ thể và gây ra tăng cân, béo phì.
Ngoài ra, việc thức khuya khiến bạn có xu hướng muốn ăn đêm, ăn vặt. Điều này càng làm vấn đề tăng cân trở nên khó kiểm soát hơn.
Tổn thương da
Từ 10-11 giờ đêm là khoảng thời gian da bảo trì và tái tạo. Nếu bạn thức khuya, các tuyến nội tiết sẽ không có điều kiện tốt để làm việc và gây ra rối loạn. Từ đó, da sẽ dễ bị khô, kém đàn hồi, giảm độ săn chắc, xỉn màu, thâm sạm, xuất hiện mụn trứng cá, tàn nhang và nếp nhăn.
Thức khuya là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến chị em mau già.
Giảm trí nhớ
Khi cũng ta thức khuya, hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể tiếp tục duy trì trạng thái hưng phấn và đến ngày hôm sau cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Nó gây ra hiện tượng chóng mặt, giảm trí nhớ, thiếu tập trung và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Thức khuya thời gian dài sẽ gây suy nhược thần kinh, mất ngủ và nhiều triệu chứng bất lợi khác.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên thức khuya thường có tính tình nóng nảy, thất thường dễ nổi dận. Ngoài ra, việc ngủ muộn còn làm cơ thể đi lệch khỏi nhịp sinh học vốn có khiến nhịp tim không được điều chỉnh kịp thời.
Đây cũng là lý do khiến người thức khuya phải đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp, tim mạch.
Tiểu đường
tiến sĩ Nan Hee Kim - nhà nội tiết học của bệnh viện Ansan ĐH Hàn Quốc cho biết những người thức khuya sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn trao đổi chất cao hơn 1,7 lần so với người bình thường.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Những thực phẩm giúp bé ngủ ngon, an giấc, loại thứ 3 cực kỳ tốt cho trẻ nhỏ
-
Ai hay đặt báo thức cách nhau 5-10 phút cần đọc ngay: Hậu quả nghiêm trọng của thói quen tưởng vô hại
-
Thường xuyên thức giấc lúc nửa đêm cảnh báo nguy cơ của 4 loại bệnh nguy hiểm, ai cũng có thể mắc phải
-
4 dấu hiệu bất thường trong đêm cảnh báo nội tạng suy yếu, số 2 cực kỳ nguy hiểm
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa