Tại Việt Nam, số ca mắc mới trong cộng đồng đang tăng cao từng ngày. Người dân đang rất hoang mang, sợ hãi. Chưa kể, biến chủng nCoV ngày càng phức tạp, dễ lây lan, nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao.
Các chuyên gia dự đoán, trong tương lai, dịch bệnh vẫn sẽ căng thẳng, con người phải đối mặt với nhiều vấn nạn, trong đó khẩn cấp nhất là sức khỏe.
Vì thế, hãy học cách tự bảo vệ mình ngay từ hôm nay. Hãy nâng cao sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch để chiến đấu với dịch bệnh. Chỉ khi có sức khỏe chúng ta mới có thể làm được việc mình thích, đi tới nơi mình yêu và sống thật lâu bên những người mình quý mến.
Ngay từ những ngày đầu khi dịch Covid-19 mới vào nước ta, bác sĩ Trần Quốc Khánh - BV Việt Đức đã có những chia sẻ tâm huyết giúp mỗi người phòng dịch.
#1. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho cả nhà: Rửa tay thường xuyên, luôn súc họng bằng dung dịch sát khuẩn sau khi ra ngoài về hoặc trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy…
#2. Thực hành nâng cao sức đề kháng: Tập thể dục, ngủ đủ ít nhất 6 tiếng, sử dụng men vi sinh, ăn nhiều rau và hoa quả tươi, sử dụng thực phẩm có chất đề kháng như chanh, gừng, tỏi, mật ong, nấm..
#3. Uống rất nhiều nước, vô cùng quan trọng.
#4. Giữ tâm thái bình tĩnh. Hoang mang lo lắng và giận giữ sẽ làm hệ miễn dịch - sức đề kháng của chúng ta suy giảm nghiêm trọng.
#5. Tiếp xúc ánh sáng tự nhiên mỗi ngày. Đeo khẩu trang vào và cả nhà cùng đi dạo chỗ vắng người mỗi sáng hoặc mỗi chiều, ít nhất 30 phút.
#6. Vệ sinh các bề mặt vật dụng hằng ngày như điện thoại, máy tính, chùm chìa khoá, đồng hồ, kính mắt, bồn cầu, tay nắm cửa, vô lăng ô tô…
#7. Bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ mình và cũng là bảo vệ mọi người.
#8. Ho-khạc-hắt hơi…luôn cần khăn giấy che kín. Luôn mang bên mình túi khăn giấy nhỏ.
#9. Khai báo và chủ động cách ly khi có người thân từ nước ngoài về nước.
#10. Dự phòng thuốc hạ sốt, nhiệt kế, oresol, dung dịch sát khuẩn và mỗi người 3 khẩu trang vải.
#11. Theo dõi kênh thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh (Cổng thông tin chính phủ, báo sức khỏe & đời sống, truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, WHO, CDC…)
#12. Liên lạc hotline bộ y tế khi cần tư vấn 19009095/19003228
#13. Phân biệt sơ bộ triệu chứng nhiễm Covid-19 (ho khan, đau cổ họng nhiều, hầu như không có đờm và dịch, sốt rất cao, đau tức ngực và khó thở nhiều) với cúm cảm thông thường (hắt xì hơi nhiều, dịch tiết nhiều, đau nhức toàn thân, sốt nhẹ hoặc không sốt, ít khi khó thở và đau tức ngực dưới dữ dội).
#14. Làm việc online, nhóm nhỏ (nếu được) lúc này.
#15. Gặp nhau không cần bỏ khẩu trang cũng không nên bắt tay, ôm ấp âu yếm nhau lúc này. Tốt nhất nói chuyện cách nhau ít nhất 1,8 mét.
#16. Hạn chế tụ tập chỗ đông người như đám ma, đám cưới…. Hủy tất cả những lịch ăn uống, liên hoan không cần thiết.
#17. Hạn chế đi lại, di chuyển lúc này. Đặc biệt là di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe buýt, xe khách, máy bay, tàu thuyền. Nếu có thể hãy đi bằng phương tiện cá nhân.
#18. Không nên tích trữ thực phẩm, khẩu trang. Không sử dụng ngôn ngữ tiêu cực, chia những bài viết không rõ nguồn gốc hoặc không phải từ những người làm y tế. Chúng ta gieo đi điều gì sẽ nhận lại đúng những điều như vậy, đó là quy luật của cuộc sống.
#19. Bất cứ ai có dấu hiệu nghi ngờ (sốt, ho hoặc nghi ngờ tiếp xúc người nhiễm..) xin hãy tự cách ly tại nhà (hạn chế ra ngoài trừ đi thể dục và đi chợ búa, luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, không bắt tay bất cứ ai, không tham dự sự kiện hay tụ tập mọi người trong vòng 14 ngày.
#20. Sẵn sàng tuân thủ cách ly nếu thuộc nhóm cần cách ly theo yêu cầu từ cơ quan kiểm soát dịch bệnh. Cũng như không nên kỳ thị bất cứ ai, vì dịch bệnh này sẽ không chừa bất cứ người nào..
Trải qua bao cuộc chiến tranh gian lao vất vả, chúng ta đều chiến thắng. Vậy nên lần này, cùng với việc cách ly quyết liệt từ chính quyền, mỗi chúng ta hãy thực hành chỉ dẫn dự phòng, chia sẻ động viên lẫn nhau cũng như lan tỏa những điều tích cực, tử tế. Bác sĩ tin đất nước sẽ kiểm soát được dịch bệnh.
Tác giả: Thạch Thảo
-
F0 đang không có triệu chứng mà phút trước phút sau đã cấp cứu: BS cảnh báo 3 dấu hiệu khẩn cấp
-
Chuyên gia Đại học Mỹ: Người uống cà phê mỗi ngày có tỉ lệ nhiễm nCoV thấp hơn người bình thường
-
Rửa mặt khi tắm tưởng "tiện cả đôi đường" nhưng lại gây hại khó ngờ
-
2 kiểu phản ứng phụ sau khi tiêm vắc-xin: Phản ứng cấp tính cần xử lý ngay
-
Loại rau đại bổ phụ nữ ăn vào đẹp da, đàn ông ăn vào chữa yếu sinh lý và hàng loạt lợi ích khác