Tin vui đến với vợ chồng Lê Khánh một cách bất ngờ khiến cô và ông xã vỡ òa sau thời gian dài chờ đợi. Diễn viên Tuấn Khải, chồng Lê Khánh, rưng rưng cầm trên tay chiếc que thử thai báo hai vạch. Anh chưa dám tin vì niềm hạnh phúc quá lớn, vội đề nghị vợ thử thêm nhiều lần nữa mới yên lòng. Cặp vợ chồng nghệ sĩ tuân thủ quan niệm kiêng kỵ theo dân gian nên không vội thông báo với mọi người. Khi thai nhi ổn định ở tháng thứ ba, cô mới chính thức chia sẻ.
Lê Khánh bị ho nhiều khi vừa cấn thai hơn một tháng. Những cơn ho dồn dập, kéo dài khiến cô không thể nằm, phải ngủ trong tư thế ngồi. Nữ diễn viên luôn cảm thấy mệt mỏi vì ngủ không ngon giấc hoặc mất ngủ tới 4-5 ngày. Mỗi lần ho, toàn bộ cơ thể Lê Khánh gồng lên khiến phần bụng căng tức, nhói ở ngực và khó thở. Vợ chồng Lê Khánh rất căng thẳng vì lo lắng tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới em bé. Cô tới bác sĩ kiểm tra thì được biết đây là hiện tượng không hiếm gặp ở bà bầu, xảy ra do sự thay đổi nội tiết khi mang thai. Nữ diễn viên không dùng thuốc tây để cắt ho mà uống nước tần lá dày (tên khoa học là Plectranthus amboinicus) giã nhuyễn pha với chút muối. Cơn ho được giảm dần sau 2-3 ngày áp dụng bài thuốc này và hết hẳn sau 5 ngày.
Vậy cây tần dày đã giúp bà bầu Lê Khánh cắt hẳn cơ ho này là gì? Chúng tôi xin được giới thiệu tới bạn đọc.
Tần dày lá là cây thuốc gì?
Tần dày lá thuộc họ Lamiaceae (Hoa môi), với tên gọi thông thường là húng chanh hoặc rau tần. Thông thường lá húng chanh sẽ được sử dụng để pha trà, kết hợp trong một số bài thuốc Đông Y.
Cây tần dày lá là dạng cây thảo, sinh trường và phát triển trong nhiều năm, đoạn gốc của cây là thân gỗ, các phần lá mọc đối và có hình xoan rộng, mọc bông của ngọn thân và đầu cành. Cây cũng có ra quả, với hình dàng tròn, màu nâu, chứa hạt và mùi chanh thoang thoảng.
Lá cây tần có thể thu hoạch quanh năm, hoa và quả xuất hiện vào tháng 4-5 hằng năm. Có thể tận dụng các phần của cây cho nhiều mục đích khác nhau.
4 bài thuốc trị cảm, ho, viêm họng, nhức đầu, sốt từ tần dầy
Trong Tần dầy lá có chứa một số thành phần sau: colein và tinh dầu chứa chất carvacrol. Trong dân gian, tần dầy lá có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, dùng để chữa ho, viêm họng, cảm cúm, hen suyễn, sốt… Dưới đây là 4 bài thuốc trị cảm, ho, viêm họng, nhức đầu, sốt từ tần dầy lá theo đông y. Tuy nhiên, khi áp dụng nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sỹ đông y.
Bài thuốc chữa ho nhiệt, viêm họng, khàn tiếng
Tần dầy lá 20g, Đường phèn 20g. Băm nhuyễn tần dầy lá, sau đó trộn tất cả với 10ml nước sôi để cho ngấm, rồi gạn lấy nước uống ngày 2 lần.
Hoặc lá rau tần tươi 20g, rửa sạch xắt nhỏ; đường phèn 20g. Cho 2 thứ vào bát, chưng cách thủy, lấy nước cho uống từ từ; xác có thể ăn hoặc ngậm nuốt lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần, liên tục 3-5 ngày.
Bài thuốc chữa ho đờm bằng tần dầy lá
1 nắm lá tần dầy lá, 4-5 quả quýt xanh. Xay nhuyễn tất cả bằng máy xay sinh tố. Thêm đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút, uống liên tục 1-2 lần, mỗi ngày đến khi hết ho.
Bài thuốc chữa cảm hàn, ho, đau đầu, sốt không ra mồ hôi, miệng đắng:
Tần dày lá 1 nắm, lá Tía tô 8g, Bạc hà 5g, Gừng tươi 3 lát mỏng. Nấu uống ngày một thang.
Ho lâu ngày, lỵ ra máu:
Lá rau tần tươi 20-40g rửa sạch xắt nhỏ; trứng gà 1-2 quả, đập lấy lòng đỏ. Cho 2 thứ vào bát trộn đều chưng cách thủy. Người lớn ăn 2 lần trong ngày, trẻ em tùy tuổi chia cho ăn nhiều lần trong ngày.
Cảm, ho, đau đầu, đau vai gáy, chảy mũi nước, miệng đắng, sốt… và không ra mồ hôi: lá rau húng chanh tươi khoảng 50g, rửa sạch băm nhỏ, cho rượu trắng vào vừa xắp, trộn đều đậy kín. Nấu nồi nước xông cho thật sôi (có thể cho thêm các loại lá cây có hương thơm như: chanh, sả…), khi nước sôi cho bát rau tần vào, đậy kín nắp nồi, nấu lại độ 5 phút (nước sôi lại) đem cho người bệnh xông. Khi xông phải phủ mền kín, lau mồ hôi thật sạch và thay áo quần; chỉ dùng cho người lớn, không dùng cho trẻ em.
Các công dụng khác của lá tần dày
Ngoài trị ho, tần dày còn áp dụng trị các chứng bệnh sau:
Khi trẻ sốt cao do bị cảm nắng hay nhiễm nước: lá rau tần tươi giã nát cho vào một tí muối và một ít nước sôi để nguội, vắt lấy nước cho trẻ uống khoảng 1 muỗng cà phê. Bã để nguyên hoặc cho vào ít giấm hay rượu thoa khắp mình trẻ.
Chữa chứng hôi miệng: dùng một nắm lá rau tần khô, sắc đặc, thường xuyên ngậm và súc miệng trong ngày.
Khi bị viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi: dùng 12g rau tần tươi, 20g rau mùi thơm, ngâm nước muối, nhai nuốt nước.
Chữa chứng dị ứng da: dùng 15g rau tần khô, đổ 2 chén nước, sắc còn 1 chén, uống chia 3 lần trong ngày. Dùng 1 nắm rau tần tươi, rửa sạch, giã nát, trộn thêm vài hạt muối, xát hoặc đắp lên chỗ mẩn sưng.
Cây tần dày lá hoàn toàn lành tính cho cả trẻ nhỏ và người lớn, có thể sử dụng tại nhà để điều trị các chứng bệnh nhẹ. Tuy nhiên nếu trẻ có những dấu hiệu bệnh nặng hơn và nghiêm trọng hơn, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị ngay, không nên tự ý chữa trị tại nhà có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Tác giả: Thu
-
6 sai lầm nguy hiểm khi ăn tôm bạn nhất định phải tránh
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa
-
Cậu bé 9 tuổi treo biển bán nước chanh để lấy tiền chữa bệnh cho em trai
-
Dự kiến chuẩn bị điều chỉnh giá 88 dịch vụ y tế do bảo hiểm y tế chi trả
-
Tiên dược giúp thọ trăm tuổi, cả đời không bị ung thư mà ít ai rõ