Không đủ sự tu dưỡng
Một người nếu tu dưỡng không đủ, cảnh giới tinh thần thấp thì trong tâm lúc nào chứa đầy rác của lòng đố kỵ. Tâm oán ghét, thói tự phụ, sự khoe khoang, một khi nhìn người khác thì chỉ thấy cái xấu xa, thấp hèn, đáng phê phán, nhìn bằng một tâm đố kỵ dâng đầy.
Tâm thái của bạn như thế nào sẽ quyết định cách bạn đối nhân xử thế ra sao. Chỉ trích người khác, soi mói, sân si cuộc sống của người khác xung quanh thực ra là do sự tu dưỡng của bản thân không đủ.
Sở dĩ gặp quá nhiều điều không thuận mắt không phải là vì người ta bị ghét bỏ, mà chính bởi thái độ đối nhân xử thế của họ có vấn đề.
Bởi thế nên muốn hạnh phúc nhất định phải có sự tu dưỡng. Cuộc sống của người khác bạn chẳng cần phải can thiệp, cũng không cần so sánh. Mỗi người đều có mỗi cuộc đời khác nhau. Bản thân sống hạnh phúc thì đời mới an yên được.
Không đủ tầm nhìn
Con ếch suốt đời chỉ ngồi đáy giếng, khoảng trời của nó chỉ nhỏ con con đúng bằng miệng giếng. Bảo nó rằng vũ trụ này bao la ra sao, có biết bao tinh tú thế nào, nó thực chẳng tin, còn cho là người ta nói chuyện viển vông, nhăng cuội.
Khi thấy người khác không thuận mắt thì đó chính là bản thân mình đang như ếch ngồi đáy giếng. Vì hiểu biết và tầm nhìn của cá nhân giới hạn nên tư duy cũng hạn hẹp, không thoát ra khỏi vỏ bọc do chính mình tạo ra.
Kiểu người này hàng ngày chỉ thích quan sát cuộc sống của người khác, bình phẩm này nọ, bàn ra tán vào. Họ dùng tiêu chuẩn của cá nhân, quan điểm của bản thân mà đánh giá người khác. Kỳ thực làm sao mà đánh giá được đây?
Rất nhiều người bản thân đã không biết cố gắng, lại mang trong lòng đố kỵ, oán hận khi thấy người khác nỗ lực thì chỉ là kẻ ngốc chỉ biết vùi đầu vào làm việc mà không biết cách tận hưởng cuộc sống này.
Cũng có những người cả đời ngồi rỗi, ăn không mà cứ thấy gai mắt khi nhìn thấy người khác dốc sức phấn đấu. Bản thân không đạt được còn muốn ngăn trở người khác giành lấy.
Rất nhiều chuyện không thuận mắt, kỳ thực xét tới tận cùng vẫn là vì cảnh giới nhận thức của bản thân còn thấp, kiến giải chưa nhiều.
Không đủ bao dung
Khi không đủ thiện tâm, bao dung, người ta nhìn gì cũng chẳng thấy vui. Nhìn một người không thuận mắt, thì người thấy khó chịu lại chính là bản thân mình. Không bao dung cho người hoá ra chính là không thể từ bi với bản thân, không cho bản thân một lối thoát.
Mỗi người đều có một cuộc đời, số phận được định mệnh an bài sẵn. Tiền tài, danh vọng và quyền lực không phải do tranh giành mà có được, nếu có được cũng chẳng bền lâu. Phúc phận được quyết định bởi cách sống và thái độ sống trên đời. Sống tốt thì có phúc báo, bao dung, lấy thiện đãi người thì ắt được thanh thản, thoải mái.
Không vừa mắt với người khác chính là do thấy họ khác mình quá xa, có thể hơn, có thể kém mình. Nhưng kỳ thực, mỗi người sinh ra đều có một cuộc đời khác biệt nhau từ đầu. Mọi sự khác biệt đều có thể bao dung, đều có thể dùng lòng từ bi mà dung chứa, đó mới là cảnh giới cao nhất của đạo làm người.
Thế nên chẳng cần phải bận tâm người khác sống thế nào. Bạn có cuộc sống của bạn, tôi có truy cầu của tôi. Con người thì có cả trăm kiểu, mỗi người lại mỗi cảnh giới cao thấp khác nhau. Người có tầng thứ càng cao thì chỉ chú tâm tới cuộc sống của mình mà thôi.Không bình phẩm người khác là một loại tu dưỡng nhưng không để ý đến những bình phẩm của người khác lại là một loại tu hành.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
5 ''kho báu'' tuổi trung niên: Mọi chuyện suôn sẻ, cuối đời đủ phúc đủ lộc
-
Người khôn ngoan sống trên đời thường không mở miệng khoe khoang 4 điều sau
-
Tổ tiên khẳng định: Người có 3 khí chất này là điềm báo ''đại cát đại lợi'', làm gì cũng suôn sẻ
-
Thân đến mấy, khi đến chơi nhà người khác cũng nhớ chú ý 3 điều
-
Muốn biết lòng người rộng hay hẹp, cứ nhìn vào 2 điểm này đã có thể hiểu phần nào