1. Bệnh tay chân miệng (TCM)
Đây là loại bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và có khả năng lây lan nhanh, dễ thành dịch. Khi phát dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh hay qua bàn tay chăm sóc của người chăm sóc. Tay chân miệng là bệnh rất dễ lây lan từ trẻ này sang trẻ khác qua bàn tay bẩn.
Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh thì biện pháp phòng bệnh tốt nhất thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ thường xuyên. Ăn chín uống sôi và khử khuẩn môi trường có trẻ bị bệnh và môi trường xung quanh.
2. Sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là dưới 10 tuổi.
Ở Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10. Chính vì vậy mà cách phòng bệnh tốt nhất là thường xuyên diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy. Ngoài ra, cha mẹ hết sức chú ý đến việc phòng chống muỗi đốt cho trẻ, mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn kể cả ban ngày.
3. Bệnh tiêu hóa
Vào mùa mưa bão cùng với môi trường nước bị nhiễm bẩn, các bệnh về tiêu hóa thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân gây ra những bệnh về tiêu hóa là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (ăn uống thiếu vệ sinh, chưa được nấu chín, sôi…).
Để phòng chống bệnh về tiêu hóa, bố mẹ cần hướng dẫn con cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tránh xa nguồn bệnh, thực hiện tốt ăn chín uống sôi…
4. Bệnh về hô hấp
Trong những ngày thời tiết ẩm thấp, mưa gió khiến mọi người rất dễ nhiễm lạnh, nhất là trẻ nhỏ. Đây là những bệnh truyền nhiễm do một số virus khác nhau gây ra và thường xảy ra nhất trên thế giới. Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh về hô hấp trẻ rất dễ mắc phải.
Do đó, cha mẹ cần chú ý cung cấp cho trẻ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Khuyến khích trẻ lớn năng tập thể dục.
Con đường lây lan chủ yếu của các bệnh dịch gây ra do vi khuẩn, vi rút là qua đường hô hấp, ăn uống và tiếp xúc bằng tay. Do đó, việc rửa tay với xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước chảy giúp phòng ngừa được nhiều bệnh lây qua đường hô hấp. Cha mẹ cần làm gương cũng như tập cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh...
5. Cảm:
Vào những ngày mưa, trẻ rất dễ bị cảm, mà biể hiện thường biểu hiện dưới dạng dị ứng mũi. Người bệnh hắt xì thành cơn dài liên tục, kèm theo chảy nhiều nước mũi trong và lỏng, không sốt. Có thể dùng một số thuốc chống dị ứng thông thường như Phenergan, Chlopheniramin, Theralen... trong vài ngày là hết.
6. Viêm mũi:
Loại bệnh xuất hiện sau khi bị nhiễm lạnh, có triệu chứng ngứa lỗ mũi (trẻ hay dụi tay lên mũi) và chảy nước mũi nhiều, có thể sốt hoặc không.
Ở trẻ còn bú, khi bị viêm mũi thường gây khó chịu, ngủ không yên giấc, nghẹt mũi gây thở khò khè, thường phải thở bằng miệng và phải ngưng lại nhiều lần để thở khi bú. Hiện tượng viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh V.A, Amiđan.
7. Viêm amiđan:
Khi trẻ bị viêm amiđan cấp sẽ sốt cao từ 39-40 độ C, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi.
Viêm Amiđan rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh
-
Cả đời này bạn sẽ không bao giờ mắc bệnh nếu có những thói quen này
-
Bệnh trĩ nặng đến mấy cũng khỏi nhanh chóng nếu bạn ăn loại rau này hàng ngày
-
Sai lầm chết người khi xào nấu rau quá nhiều người mắc cần bỏ ngay kẻo rước bệnh vào cho cả nhà
-
Bệnh sốt xuất huyết mùa hè: biểu hiện và cách phòng tránh
-
Ăn uống theo bí quyết này giúp bạn phòng bệnh suốt đời, không bao giờ mắc ung thư