Đổi hoặc xin cấp lại giấy phép lái xe (GPLX) là nhu cầu tất yếu của nhiều người, đặc biệt là khi giấy phép lái xe bị hỏng, mất, hết hạn hoặc cần đổi sang loại mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ thủ tục và điều kiện để đổi giấy phép lái xe, đặc biệt là trường hợp mất hồ sơ gốc.
Hồ sơ gốc là biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe, được cấp cho người trúng tuyển kỳ sát hạch và tự bảo quản. Hồ sơ gốc có giá trị trong 5 năm kể từ ngày thi và được coi là căn cứ để xác nhận người lái xe đã qua kỳ thi sát hạch.
Ai không được cấp mới, đổi giấy phép lái xe
Tùy từng trường hợp cụ thể, người bị mất hồ sơ gốc có thể không cần phải sát hạch lại khi có nhu cầu đổi giấy phép lái xe. Tuy vậy, có 3 trường hợp sau sẽ không được cấp lại mà người dân sẽ thi lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại GPLX.
Theo khoản 6 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, điểm a khoản 20 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT như sau:
Đổi giấy phép lái xe...
Không đổi giấy phép lái xe đối với các trường hợp sau:
a) Giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài; giấy phép lái xe quốc tế; giấy phép lái xe của nước ngoài, quân sự, công an quá thời hạn sử dụng theo quy định, bị tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; giấy phép lái xe nước ngoài không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải nhưng không có trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe, bảng kê danh sách cấp giấp phép lái xe (sổ quản lý);
c) (đã bị bãi bỏ)
d) Người không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.đ) Người Việt Nam có giấy phép lái xe nước ngoài có thời gian lưu trú tại nước ngoài dưới 03 tháng và thời hạn lưu trú không phù hợp với thời gian đào tạo lái xe của nước cấp giấy phép lái xe....
Theo đó, trường hợp không đổi giấy phép lái xe bao gồm:
- Giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài; giấy phép lái xe quốc tế; giấy phép lái xe của nước ngoài, quân sự, công an quá thời hạn sử dụng theo quy định, bị tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; giấy phép lái xe nước ngoài không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải nhưng không có trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe, bảng kê danh sách cấp giấp phép lái xe (sổ quản lý);
- Người không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.
- Người Việt Nam có giấy phép lái xe nước ngoài có thời gian lưu trú tại nước ngoài dưới 03 tháng và thời hạn lưu trú không phù hợp với thời gian đào tạo lái xe của nước cấp giấy phép lái xe.
Thủ tục cấp, đổi GPLX khi mất hồ sơ gốc
Để được cấp, đổi GPLX khi mất hồ sơ gốc cần những thủ tục sau:
- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ người có Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 và người có nhu cầu tách Giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn;
- Bản sao Giấy phép lái xe;
- Giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Người lái xe có thể đến các cơ quan quản lý GPLX của ngành Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng hoặc Công an để làm thủ tục đổi giấy phép lái xe. Thời gian xử lý là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ.
Tác giả: Mộc
-
Từ năm 2023: 8 trường hợp khi sang tên sổ đỏ được miễn phí trước bạ: Ai cũng nên biết kẻo thiệt thòi
-
2 thay đổi lớn cuối năm 2023: Ai đang sử dụng đất không sổ đỏ cần biết sớm
-
Mua xe mới chưa có biển số, khi đi ra đường người dân phải mang theo 1 thứ này
-
Năm 2023- 2024: Sang tên sổ đỏ bắt buộc phải có 3 loại giấy tờ này, nắm lấy để dùng khi cần thiết
-
Chỉ có 3 đối tượng đi khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng 100% BHYT