Đóng kín cửa bật điều hòa là sai: Đây mới là cách dùng thoải mái giảm chi phí 10 lần, không hại sức khỏe

( PHUNUTODAY ) - Với mẹo nhỏ dưới đây bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền điện hàng tháng, người thông minh đã biết từ lâu.

Vì sao không nên đóng cửa kín bật điều hòa

Trong những ngày nóng bức của những ngày hè nhiệt độ tăng cao, việc sử dụng điều hòa là rất cần thiết và quan trọng, nhằm mang lại sự thoải mái, khỏe khoắn cho gia chủ.

Rất nhiều người trong chúng ta thường cho rằng, khi dùng điều hòa bắt buộc phải đóng cửa kín mít. Như thế mới đảm bảo độ mát và không hại máy, tuy nhiên cách làm này không hoàn toàn đúng.

Bởi không khí trong phòng điều hòa đóng kín thường độc hại gấp 2-5 lần so với không khí ngoài trời. Nếu liên tục sử dụng điều hòa trong phòng nhỏ đóng kín cửa thì chỉ sau vài ngày, chúng ta sẽ cảm thấy bí bách, nặng nề, giống như không có oxy để thở.

Vì vậy, bạn có thể tạo những khe hở nhỏ trong phòng để lưu thông khí, lắp thêm quạt thông gió; nên lựa chọn các loại điều hòa có kèm chức năng lọc không khí, vừa giúp làm mát, vừa đảm bảo sức khỏe.

Một số việc cần làm khi mở điều hòa để tốt cho sức khỏe và tiết kiệm điện

Không để nhiệt độ quá thấp: Khi nhiệt độ ngoài trời tăng 1 độ C, điện năng tiêu thụ của điều hòa sẽ tăng thêm từ 1,5-3% tùy vào loại máy và cách sử dụng. Nếu hạ nhiệt độ điều hòa xuống 1 độ C thì điện năng tiêu thụ của điều hòa sẽ tăng thêm 1,5-2,5%. Để tiết kiệm điện, bạn nên để mức điều hòa nhiệt độ trong khoảng 25-28 độ C.

Không nên bật, tắt điều hòa liên tục: Một số người có thói quen tắt điều hòa khi cảm thấy phòng đủ lạnh và bật lên khi bắt đầu thấy nóng để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, thói quen này sẽ khiến hóa đơn tiền điện của gia đình tăng lên nhanh hơn. Theo các chuyên gia điện máy, bật - tắt điều hòa liên tục sẽ làm máy nén, động cơ quạt phải khởi động lại nhiều lần và làm lạnh đến mức nhiệt độ đã cài đặt. Điều này đồng nghĩa với thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng hơn.

Sử dụng chế độ Dry Mode: Một số người cho rằng sử dụng chế độ Dry Mode kết hợp với bật quạt gió nhẹ có thể giúp tiết kiệm điện. Tuy nhiên, chế độ Dry Mode chỉ phát huy tác dụng khi môi trường có độ ẩm cao hoặc những ngày nhiều mưa. Vào những ngày oi bức, độ ẩm thấp, khi bật chế độ Dry, điều hòa sẽ hoạt động như một máy hút ẩm, làm giảm độ ẩm trong không khí và khiến chúng ta cảm thấy khô hơn.

Lắp cục nóng điều hòa đúng cách giúp tiết kiệm điện

Để cục nóng máy lạnh ngoài trời có sao không: Thông thường vì tiết kiệm không gian và yêu cầu kỹ thuật nên hầu hết các hộ gia đình đều chấp nhận lắp cục nóng máy lạnh ngoài trời, khiến cục nóng phải chịu cảnh dầm mưa dãi nắng quanh năm. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cục nóng giảm tuổi thọ, dễ hư hại và người dùng phải tốn chi phí sửa chữa, thậm chí trường hợp xấu nhất là mua mới.

Đặt ngoài trời chẳng khác nào "bạc đãi" dàn nóng máy lạnh. Ngày nay càng nhiều hãng công nghệ sản xuất cục nóng máy lạnh có khả năng chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt, nhưng điều này chỉ bảo vệ chúng được một phần, và tốt nhất vẫn không nên lắp đặt cục nóng ngoài trời mà không có mái che mưa nắng.

Cách lắp đặt cục nóng điều hòa: Như đã nêu trên, vị trí đắc địa để đặt cục nóng điều hòa chính là những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và tốt nhất là có thêm mái che. Ngoài ra, người dùng nên chú ý tránh lắp đặt quạt ở nơi có gió thổi thẳng trực tiếp vào vì như vậy sẽ gây ra sức cản lớn cho quạt, làm lãng phí điện năng.

Đồng thời cần tránh để cục nóng điều đối kháng gió với các thiết bị điện tử khác, đặc biệt là cục nóng điều hòa khác; không lắp cục nóng ở nơi có gió thổi mạnh hoặc nhiều bụi rác, lá rụng.

Vị trí đặt cục nóng thấp hơn cục lạnh là tốt nhất, nếu cao hơn hãy yêu cầu nhân viên kỹ thuật thiết kế bẫy dầu cho tốt, khoảng cách cao hơn không quá 8 mét. Khoảng cách đường ống giữa cục nóng và cục lạnh từ 3 đến 7 mét ống là tốt nhất.

Khoảng cách cục nóng sát tường tối thiểu 5 cm, khoảng cách hai bên hông của máy là tối thiểu 25 cm cho mỗi bên, trong khi khoảng cách tường đối diện với cục nóng phải tối thiểu 60 cm. Không nên đặt cục nóng trực tiếp xuống đất.

Tác giả: Min Min