Việc để quá lâu dễ làm cho đồ ăn bị giảm chất lượng, không những thế còn biến các thực phẩm đó thành nơi tích tụ những mầm mống gây bệnh, trong đó bao gồm các vi khuẩn, virus, các chất độc hại.
Khi đưa các thực phẩm này vào sử dụng, các yếu tố gây hại sẽ “di chuyển” sang các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là các cơ quan nội tạng, làm suy giảm chức năng của các cơ quan này và gây bệnh.
Có thể, các bạn không thấy mắc bệnh hoặc gặp bất cứ dấu hiệu ngay sau khi ăn, nhưng nó sẽ nằm bên trong cơ thể, tích tụ và gây bệnh về sau.
Việc để quá lâu dễ làm cho đồ ăn bị giảm chất lượng |
Ngộ độc thực phẩm
Việc sử dụng thực phẩm đông lạnh để lâu ngày rất dễ gặp phải tình trạng này. Dù ở trong môi trường nhiệt độ thấp, vẫn có rất nhiều vi khuẩn và yếu tố gây hại xâm nhập vào đồ ăn của chúng ta. Sau đó, chúng sẽ đi vào cơ thể khi chúng ta ăn các thực phẩm này. Một số loại vi khuẩn còn làm phân hủy thức ăn nếu bạn để trong tủ lạnh quá lâu. Vì thế, rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy, tiêu chảy cấp… đã xảy ra do ăn đồ ăn đông lạnh lâu ngày.
Có thể gây ung thư
Theo một nghiên cứu mới tại Nigeria, thực phẩm đông lạnh, nhất là thịt đông lạnh chứa độc tố gây ung thư rất cao.
Ngoài nguyên nhân do chất lượng thực phẩm kém, việc để đông lạnh quá lâu cũng khiến cho thực phẩm bị phân hủy và “nhiễm” các chất độc gây ung thư. Điều này chính là một trong các nguyên nhân làm gia tăng số người mắc bệnh ung thư trong thời gian gần đây.
Khi rã đông thực phẩm đông lạnh
- Phải để thực phẩm giải đông từ từ vì thực phẩm dễ bị vỡ, các chất dinh dưỡng theo nước chảy ra ngoài làm giảm giá trị thực phẩm.
- Đặt đồ đông lạnh ở trên bề mặt an toàn, sạch và đề phòng chúng bắt đầu nhỏ nước ngoài bao bì. Tốt nhất là để ở nhiệt độ phòng nhưng bạn không nên mở hộp hay gói thực phẩm kín đến khi đá tan chảy hoàn toàn để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn độc hại. Nhìn chung, càng ít tiếp xúc với không khí bên ngoài thì chất lượng các thực phẩm càng được giữ tốt hơn.
- Không cố gắng làm tan băng ngay bằng cách đặt đồ ăn vào nước ấm. Nếu cần dùng ngay, có thể chọn cách rã đông bằng lò vi sóng nhưng phải làm theo chỉ dẫn nếu không sẽ rất “nguy hiểm” khi thời gian vi sóng quá lâu, thực phẩm không những rã đông mà còn bị nấu chín một cách không chủ ý.
Lưu ý khi dùng thực phẩm đông lạnh
- Ăn thực phẩm đông lạnh đảm bảo, nguyên vẹn, biết rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Không nên ăn quá nhiều thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn bởi chúng có hàm lượng muối cao.
- Nên xem kỹ hạn sử dụng và khi hộp đã mở, phải đảm bảo về nhiệt độ bảo quản sản phẩm tốt, tránh tình trạng ngộ độc.
- Không ăn thực phẩm tái đông. Bởi khi tái đông thực phẩm, vô tình đã làm cho quá trình hư hại tăng lên gấp nhiều lần.
Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa.
>Ăn rau ngót kiểu này là đang tự hại chính gia đình bạn (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Ăn rau ngót kiểu này là đang tự hại chính gia đình bạn - hãy loại bỏ cấp tốc. |
>Nụ hôn biến thành "lưỡi hái tử thần" bố mẹ vô tình dành cho con (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Nụ hôn biến thành "lưỡi hái tử thần" bố mẹ vô tình dành cho con - hãy chú ngay trước khi quá muộn. |
> Thói quen chết người khi ăn ngải cứu nhiều người mắc (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Những sai lầm độc hại khi ăn ngải cứu nhiều người mắc - cần loại bỏ ngay tức khắc. |
Tác giả: Bùi Thị Phương