F0 thức trắng đêm vì hậu Covid
Chia sẻ với VietNamNet, anh Lê Thành ở Hà Nội cho biết mình là F0 triệu chứng nhẹ trong tháng 1 vừa qua. Hai ngày đầu sau khi biết mình dương tính với SARS-CoV-2, anh bị sốt nhẹ, mỏi mệt nhưng vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường. Chỉ 5 ngày sau là anh có kết quả âm tính.
Tuy nhiên, anh Thành lại gặp một vấn đề khác là triệu chứng hậu Covid. 4 ngày tiếp đó, anh gần như thức trắng đêm.
Anh chia sẻ: "Đêm tôi nằm thao thức thử nhiều cách nhưng không thể ngủ được. Tôi có uống rượu vang để giúp dễ ngủ hơn nhưng người càng mệt mỏi. Đến gần sáng, do mệt quá tôi mới thiếp đi được một lát".
Do bị mất ngủ hậu Covid, anh Thành rất lo lắng bởi sợ triệu chứng này có thể kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.
Ngoài bị mất ngủ, anh cũng cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi.
Hậu Covid ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của các F0 đã khỏi bệnh
Nhiều bác sĩ cho rằng các triệu chứng hậu Covid có thể xuất hiện ngay khi khỏi bệnh tuy nhiên cũng có trường hợp phải sau 4 tuần mới xuất hiện. Những rối loạn này có thể kéo dài trong 4 tuần hoặc thậm chí lên tới 6 tháng.
Bên cạnh những triệu chứng như mệt mỏi kéo dài, đau đầu, ho, khó thở, rụng tóc, mất mùi vị... một số F0 đã âm tính còn gặp phải tình trạng giảm khả năng nhận thức, giảm tập trung, rôi loạn tâm lý, rối loạn giấc ngủ.
Vì bị thiếu ngủ, ngủ không ngon nên chất lượng cuộc sống của ngươi bệnh cũng xuống dốc với các biểu hiện như gia tăng mệt mỏi, giảm minh mẫn, buồn ngủ vào ban ngày, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, căng thẳng lo âu... Tình trạng này kéo dài còn có thể dẫn đến trầm cảm hoặc các bệnh lý tâm thần khác.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng mất ngủ hậu Covid
Ths.BS Nguyễn Quang Hòa, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết rối loạn giấc ngủ sau khi nhiễm SARS-CoV-2 thường xảy ra với các biểu hiện như cảm giác khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được, ngủ hay thức giấc hoặc dậy sớm nhưng mệt mỏi.
Có một số lý do dẫn đến triệu chứng này như:
- Thiếu ánh sáng tự nhiên dẫn đến việc não giảm tổn hợp melatonin - một chất giúp con người có cảm giác buồn ngủ.
- Do dùng các loại thuôc.
- Do môi trường bệnh viện.
- Các trải nghiệm xấu trong quá trình nhiễm Covid-19.
- Các dấu hiệu của bệnh gây nên sự sợ hãi và khiến cơ thể rơi vào tình trạng cảnh giác cao độ, gây căng thẳng, khó ngủ.
Theo BS Hòa, để khắc phục vấn đề này, người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập thể dục.
- Buổi chiều: Không nên uống các loại nước gây mất ngủ như trà, cà phê, rượu; tránh ăn quá no hoặc tập thể dục nặng trong vòng 2 giờ trước khi ngủ.
- Trước khi ngủ: Giảm ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ và tiếng ồn; thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc...
- Thời gian ngủ: Duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy đều đặn; bỏ hết các thiết bị điện thử như TV, điện thoại, máy tính bảng ra khỏi phòng ngủ.
- Trong khi ngủ: Đừng chăm chăm nhìn đồng hồ; nếu thức quá 20 phút, hãy ra khỏi giường và quay lại giường khi cảm thấy buồn ngủ. Bạn dừng lo lắng về giấc ngủ vì càng lo càng mất ngủ.
Ngoài ra, BS Nguyễn Quang Hòa cũng đưa ra một số lưu ý khác. Cụ thể:
- Ngủ và dậy đúng giờ, kể cả ngày nghỉ.
- Để một cuốn sổ cạnh giường và ghi lại những điều mà bạn đã nghĩ. Điều ngày giúp bạn ngừng suy nghĩ về nó và có thể ngủ tiếp.
- Nên để nhiệt độ phòng ngủ lạnh hơn là để nóng.
- Nên tránh để đói/khát khi đi ngủ."liều thuốc đặc biệt" mà BS Hòa khuyên các bệnh nhân nên dùng, đó chính là "Kiên trì và lạc quan sẽ giúp các bạn dần dần cải thiện giấc ngủ và đưa cơ thể trở lại trạng thái ban đầu".
Tác giả: Thanh Huyền
-
3 bộ phận bổ dưỡng bậc nhất của con cá: Số 2 giúp bổ sung collagen, nhiều chị em không biết
-
TS Việt tại Mỹ chia sẻ cách chiến thắng Omicron nhẹ nhàng không cần dùng thuốc
-
Từ 45-59t cực dễ bị tế bào K tấn công: Đừng phạm 4 sai lầm làm nội tạng sinh bệnh, sức khỏe tuột dốc
-
Nốt ruồi mọc ở 4 bộ phận này cần để ý kỹ, có thể trở thành u ác tính bất cứ lúc nào
-
WHO xếp chất này vào nhóm gây K số 1: Hay có ở 4 món trong bếp, nấu chín cũng không thể loại bỏ