Gia đình cho trẻ không gian tự do khám phá
Trẻ nhỏ có sự tò mò và ham thích khám phá. Thế nên nếu gia đình tạo không gian cho bé khám phá đồ chơi, thiên nhiên, mọi sự việc hiện tượng trong đời sống thì trẻ sẽ phát triển trí tuệ và cảm xúc mạnh mẽ. Những gia đình kiểu này thấu hiểu nhu cầu của con cái và không lập kế hoạch từng bước cho con cái mình, mà khuyến khích chúng thử nghiệm, khám phá và phát hiện.
Trẻ được tự do lựa chọn khám phá theo sở thích, trẻ có thể lăn lộn với thiên nhiên không gian, sẵn sàng nghịch bẩn để trải nghiệm thú vị. Phương pháp giáo dục này nhìn bề ngoài tưởng như đang buông lỏng nhưng lại chính là biểu hiện của sự tin tưởng và tôn trọng đối với trẻ, giúp trẻ tìm ra niềm đam mê và sở thích thực sự của mình trong quá trình tự khám phá, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.
Chấp nhận thất bại với tâm thế bình thản
Thất bại là điều không ai muốn nhưng vượt qua và chấp nhận nó thế nào thì rất quan trọng. Nếu gia đình có cảm giác thoải mái, thất bại và trở ngại không phải là sự kết thúc, mà là bước đệm cho sự trưởng thành thì con trẻ sẽ học được cách vươn lên mạnh mẽ hơn. Khi trẻ thất bại, cha mẹ bình thản động viên và cùng con vượt qua thì đó là may mắn lớn của trẻ. Những cha mẹ kiểu này không chỉ trích, kể lể than vãn khi con thất bại mà sẽ giúp trẻ rút ra bài học từ thất bại và khuyến khích trẻ thử lại lần nữa. Thái độ này giúp trẻ hiểu rằng, những khó khăn trên đường đời là điều không thể tránh khỏi trong quá trình trưởng thành, chứ không phải là một hố sâu không thể vượt qua.
Luôn luôn giao tiếp vui vẻ với bé
Gia đình mà người lớn giao tiếp tốt với trẻ lắng nghe trẻ, tôn trọng lời nói, ý kiến của trẻ thì đó là biểu hiện cho sự giáo dục hia chiều. Sự bình đẳng trong gia đình giúp trẻ cảm nhận được rằng tiếng nói của mình được coi trọng, mình là một thành viên không thể thiếu trong gia đình. Điều đó khuyến khích trẻ tư duy và có tinh thần trách nhiệm đóng góp vai trò vào xây dựng gia đình. Điều đó cũng sẽ tạo ra thói quen cho trẻ trong sự phát triển về sau. Cách giao tiếp không chỉ tăng cường mối quan hệ cha mẹ con cái, mà còn nuôi dưỡng sự tự tin và trách nhiệm của trẻ.
Chú trọng vào xây dựng kết nối gia đình
Vật chất vô cùng quan trọng nhưng nếu cha mẹ hiểu rằng kết nối gia đình cũng rất quan trọng, họ tạo cho con thoải mái và gắn kết tình cảm hơn là chỉ tương tác về tiền. Điều đó khiến con trẻ thấy ấm áp. Những cha mẹ hiểu rằng một lời chào ấm áp, một cái ôm, những khoảnh khắc quý báu bên nhau đều quý giá hơn bất kỳ món đồ chơi đắt tiền nào. Sự giàu có về tình cảm giúp trẻ yên tâm lớn lên, chúng thấy an toàn và luôn vui vẻ để phát triển. Hạnh phúc là một cách để trẻ thấy an toàn và không bị bất an, tập trung vào học tập và trí tuệ khai sáng hơn.
Tác giả: An Nhiên
-
"5 điều cần làm, 5 điều tuyệt đối cấm kỵ" trong dạy con của bậc đại kỳ tài Kỷ Hiểu Lam
-
Cách luộc thịt chân giò trắng tinh, thơm ngon
-
Con trẻ không phải ‘con rối’: 6 cách dạy dỗ phản tác dụng bố mẹ nên tránh
-
Cách làm thịt gà kho củ cải trắng đậm đà, chỉ cần 30 phút là có món ngon hao cơm số 1
-
Kết quả khảo sát mới: Bố mẹ kiểu này thường có con thông minh, học giỏi, IQ cao