Gửi tiết kiệm phải lưu ý 5 điều này nếu không mất tiền oan: Điều thứ nhất 10 người thì 9 người mắc phải

( PHUNUTODAY ) - Khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng bạn cần phải chú ý tới những vấn đề dưới đây nếu không dễ gặp rắc rối về sau:

Không gửi tiết kiệm tại quầy

Một trong những nguyên tắc khi gửi tiết kiệm là nên gửi tiết kiệm tại quầy giao dịch của ngân hàng. Bởi đây chính là quy chế về tiền gửi, được quy định rõ tại các ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có một số trường hợp đặc biệt với khách hàng VIP, thường được các nhân viên quen biết hỗ trợ mở tài khoản tiền gửi mà không đến ngân hàng thực hiện thủ tục theo quy định. Ngoài ra khi bạn gửi tiết kiệm tại quầy thì sẽ có camera ghi hình và đây là bằng chứng rất tốt khi có sự cố xảy ra sau này.
Ngày nay có nhiều dịch vụ gửi tiết kiệm gói ưu đãi nhất là gửi tiết kiệm online, chính vì vây khách hàng thường chọn cách gửi này nhanh gọn lại lãi suất cao hơn. Nhưng nếu bạn gửi số tiền lớn thì cách tốt nhất vẫn nên mang ra  quầy ngân hàng gửi trực tiếp cho an toàn nhé!

Không ký tên vào tờ giấy trắng

Một trong những sai lầm của nhiều người khách hàng là quá tin tưởng nhân viên ngân hàng. Đặc biệt, với những trường hợp là khác vip thường có nhân viên chăm sóc riêng nên khi nhân viên ngân hàng bảo họ khí trước trên những tờ giây trắng rồi điền thông tin chi tiết vào sau. Nhưng đây chính là cách mà nhiều nhân viên ngân hàng lâu năm lừa chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của người dân. Chính vì vậy, khi đi giao dịch ở ngân hàng bạn nên tuyệt đối tránh ký khống trên những tờ giấy trắng bởi nhiều khi bạn đang rơi vào một cái bẫy lừa đảo mà không hay biết.

Bảo quản sổ tiết kiệm cẩn thận

Một trong những điều nên lưu ý khi gửi tiết kiệm là người gửi phải cất giữ sổ tiết kiệm cẩn thận, khi mất phải thông báo ngay cho ngân hàng.

Trong vòng 24 giờ sau khi thông báo bằng điện thoại, khách hàng phải trực tiếp đến ngân hàng để làm giấy báo mất sổ tiết kiệm. Nếu không, lại bị kẻ gian giả mạo chữ ký và các giấy tờ tuỳ thân thì khách hàng có thể sẽ chịu thiệt về số tiền gửi của mình.

Ngoài ra, khách hàng không cho bất kỳ ai mượn sổ tiết kiệm của mình, vì trong nhiều trường hợp họ có thể giả chữ ký, giấy chứng minh nhân dân và cấu kết với nhân viên ngân hàng để rút tiền từ tài khoản khách hàng.

Kiểm tra chi tiết nội dung hợp đồng tiền gửi

Khách hàng có thể gặp rủi ro khi nhân viên ngân hàng vô tình nhập nhầm số tiền bạn gửi hoặc cố ý chiếm đoạt tiền nếu khách hàng không phát hiện ra do không kiểm tra sổ tiết kiệm hoặc là sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi đó không có đầy đủ thông tin.

Khi nhận sổ tiết kiệm, bạn cần kiểm tra các thông tin về: tên ngân hàng, loại tiền, số tiền; kỳ hạn gửi tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn; lãi suất; phương thức trả lãi; họ tên và địa chỉ của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm; số CMND hoặc hộ chiếu; số thẻ, con dấu, chữ ký của Trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền)…

Nên duy trì một chữ ký cố định

Trong mọi tình huống khi đi gửi tiết kiệm khách hàng nên nhớ chữ ký cố định của mình để tránh bị nhầm lẫn. Hoặc khi ký nhiều nét chữ khác nhau sẽ khiến cho tài khoản tiết kiệm của bạn dễ bị vô hiệu hóa.

Hãy nhớ, khi giao dịch với ngân hàng, từng nét chữ, bút tích bạn để lại đều có giá trị. Do đó, bạn không nên thấy làm quá phiền lòng khi bị nhân viên ngân hàng yêu cầu ký đi ký lại chữ ký nhiều lần để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro.

Do vậy, việc duy trì một chữ ký trong suốt quá trình giao dịch với ngân hàng là điều cần thiết nhằm giúp khách hàng thuận tiện và nhanh chóng khi gửi hay rút, chuyển tiền từ tài khoản của mình.

Tác giả: Min Min