Hé lộ bí mật ĐỘNG TRỜI về thân thể trinh trắng của phi tần Trung Quốc và sự thật khiến hậu thế kinh ngạc

( PHUNUTODAY ) - Nhờ vào địa vị vững chắc của Thiên tử, các thê thiếp trong hậu cung nhà vua thường được ví như những vị tiểu chủ nhân với thân phận cao quý và cuộc đời tưởng như vô cùng hoa lệ. Thế nhưng ít ai biết rằng, cuộc sống của họ ở chốn thâm cung cũng có không ít ẩn tình khó nói.

Khi khai quật lăng mộ của các phi tần thời phong kiến, đặc biệt là các khu lăng mộ của vương triều nhà Thanh, người ta đã phát hiện ra một sự thật khó có thể tin nổi. Đó chính là trong số họ có không ít những hậu phi cho đến lúc qua đời vẫn còn là trinh nữ.

Liệu đâu là lý do khiến những người phụ nữ mang thân phận thê thiếp của Hoàng đế lại phải sống trong cảnh "hữu danh vô thực" tới hàng chục năm như vậy?

Giai thoại về những vị phi tần cả đời chưa từng được hầu hạ Hoàng đế

Sở hữu một hậu cung với vô số cung tần mỹ nữ, việc nhà vua "bỏ quên" một số gương mặt mờ nhạt cũng không phải là chuyện hiếm lạ vào thời phong kiến.

Thực tế, việc phi tần cả đời không được nhà vua lâm hạnh vốn chẳng phải là chuyện hiếm trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.

Chính sử nhà Hán từng ghi lại, năm xưa dưới thời Hán Huệ Đế, có một vị Hoàng hậu từng lên ngôi mẫu nghi thiên hạ từ năm 12 tuổi, thế nhưng tới lúc qua đời vào năm 40 tuổi, bà vẫn là một cô gái trinh trắng.

Câu chuyện tưởng như đùa này lại xảy ra với chính Trương Yên Hoàng hậu – cháu ruột và cũng là vợ cả trên danh nghĩa của Hán Huệ Đế Lưu Doanh.

Theo đó sau khi Hán Cao Tổ qua đời, Lữ hậu đã thao túng quyền hành trong triều và đưa người con trai là Lưu Doanh lên ngôi, sử cũ gọi là Hán Huệ Đế. Để bảo vệ quyền lực cho mình và con trai, Lữ hậu đã sắp xếp cho Huệ Đế lấy cháu ruột của ông, tức Trương Yên Hoàng hậu.

Về phần Lưu Doanh, có lẽ vì quá bất mãn với cuộc hôn nhân loạn luân này nên ông chưa bao giờ lâm hạnh vị Hoàng hậu ấy.

Sau này Huệ Đế qua đời trong u sầu, tức tưởi, Trương Yên Hoàng hậu cũng thủ tiết tới năm 40. Chỉ đến khi được các thị nữ đem thi thể đi khâm liệm, người ta mới phát hiện bà vẫn là một cô gái trinh trắng.

Hoàn cảnh éo le này cũng lặp lại gần như tương tự với cặp phu thê là Hoàng đế Quang Tự và Long Dụ Hoàng hậu. Nếu xét về vai vế, Quang Tự và Long Dụ đều là cháu ruột của Từ Hy. Điều này đồng nghĩa với việc cặp vợ chồng này thực chất là chị em họ.

Vì củng cố quyền lực chính trị của mình, Từ Hi đã ép vua Quang Tự phải chấp nhận cuộc hôn nhân với chị họ. Và cũng giống như Hán Huệ Đế, vị vua trẻ tuổi ấy luôn mang nội tâm bất bình với mối quan hệ trái luân thường đạo lý ấy, cho nên Quang Tự chưa từng động phòng với Long Dụ Hoàng hậu.

Sau đó, ông có thêm hai vị phi tử là Trân phi và Cẩn phi. Thế nhưng người trong cung vẫn luôn truyền tai nhau về tin đồn nhà vua chưa từng thị tẩm một lần với Hoàng hậu của mình.

Vua Quang Tự và Hoàng hậu Long Dụ đều là cháu của Từ Hy. Vì vậy cặp phu thê này ngoài danh nghĩa vợ chồng thì còn là chị em họ của nhau.

Ngoài ra, hậu cung Thanh triều còn từng truyền tai nhau về giai thoại của một vị phi tần đến hơn 90 tuổi vẫn còn trinh trắng. Người này chính là Uyển Phi – một người thiếp của Càn Long đế.

Uyển phi vốn mang họ Trần và từng xuất thân làm thị nữ trong phủ Bảo Thân vương từ lúc Hoằng Lịch còn chưa lên ngôi.

Sau khi Càn Long kế vị, bà được nhà vua miễn cưỡng phong làm Đáp ứng vì đã có công theo hầu trong nhiều năm. Một năm sau, Trần thị được thăng lên làm Quý nhân, và phải tới 10 năm sau mới được thăng lên Tần vị, hiệu là Uyển tần.

Mặc dù có danh nghĩa là thê thiếp của nhà vua, nhưng Trần thị chưa từng chính thức ra mắt Hoàng đế. Đây cũng là lý do vì sao mà phải đến năm 77 tuổi, bà mới được phong làm Uyển phi.

Có giai thoại truyền lại rằng, Uyển phi năm xưa vốn không có xuất thân tốt, lại hiểu rõ Hoàng đế không thích mình, cho nên chưa từng tranh sủng, cũng chưa từng được Càn Long thị tẩm.

Có lẽ cũng nhờ đức tính không màng danh lợi ấy nên bà mới có thể yên ổn trụ vững trong chốn thâm cung xô bồ, để rồi cuối cùng qua đời trong thầm lặng ở tuổi 92 và trở thành phi tử sống thọ nhất của Càn Long Hoàng đế.

Vén màn tuyển phi tần cầu kỳ chi tiết của các Hoàng đế Trung Hoa

“Lõa kiểm”- hình thức kiểm tra các thiếu nữ trong trạng thái thoát y trước khi họ vào cung làm phi tần là một bí mật lớn của hoàng gia trong xã hội phong kiến Trung Quốc.

Vì được coi là một “chế độ” nên đây là khâu không thể bỏ qua trong quá trình tuyển chọn cung tần của tất cả các triều đại.

Viết về cách tuyển phi tần dưới thời nhà Minh, người phụ nữ trước khi tiến cung được yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt về cả ngoại hình và nhân cách. Ở mức độ hà khắc hơn, thậm chí đến một sợi lông mao trên cơ thể cũng được quan sát tỉ mỉ, kỹ càng.

Các khâu tuyển chọn khắt khe

Cuốn “Minh Ý An Hoàng hậu ngoại truyện” được biên soạn bởi văn nhân đời Thanh Kỳ Hiểu Lam đã miêu tả chi tiết toàn bộ quá trình Minh Hy Tông Chu Do Hiệu tuyển phi tần.

Năm Thiên Khởi Nguyên, Chu Do Hiệu 16 tuổi, đã đến tuổi kết hôn. Dưới thời nhà Minh, Hoàng đế phải kết hôn ở tuổi 16, đó là quy định do Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đặt ra cho con cháu.

Khi đó, cai quản chuyện hôn sự trong cung là Lưu Khắc Kính đã tiến hành tuyển chọn thiếu nữ ở độ tuổi từ 13 – 16 trên khắp cả nước. Khi đó, triều đình đã phải chi ra một khoản tiền lớn, làm lộ phí để cha mẹ các cô gái đưa con mình vào cung ứng tuyển.

Trong đợt “đại hiệu triệu” gái đẹp này, đã có 5000 thiếu nữ tham gia. Trong vòng sơ tuyển, giám khảo – là các thái giám chỉ nhìn lướt qua một lượt ngoại hình của các cô gái. 5000 người, căn cứ vào độ tuổi mà chia làm 50 nhóm, mỗi nhóm 100 cô.

Các thái giám sẽ đi qua trước mặt họ, những người cao một chút, thấp một chút, béo một chút, gầy một chút, đều sẽ bị loại. Kết quả là đã có 1000 cô gái trẻ phải theo cha mẹ ra về.

Ngày thứ hai là ngày kiểm tra chi tiết hơn về ngoại hình, vẫn do các thái giám phụ trách. Cũng giống như ngày đầu tiên, cứ 100 người xếp thành một nhóm, giám khảo sẽ xem kỹ các bộ phận như tai, mắt, mũi, miệng, tóc, vòng eo, vòng hông…

Chỉ cần có một điểm không đạt, ví dụ như trên người có nốt ruồi, ngay lập tức sẽ bị loại.

Tác giả: Mộc