Từ 11h đến 13h
Ánh nắng mặt trời có các tia cực tím (bao gồm UVA, UVB, UVC) và tia hồng ngoại. Trong đó, UVA và UVB là nguyên nhân chính gây tổn thương da như đỏ rát, bỏng da, tăng tốc độ lão hóa da. Khoảng thời gian các tia cực tím có cường độ mạnh nhất trong ngày là từ 11h sáng đến 1h chiều. UVA có khả năng xuyên qua kính, vải vóc... nên các trang bị chống nắng thông thường không thể bảo vệ cơ thể bạn 100% trước ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra, buổi trưa là thời điểm nhiệt độ ngoài trời tăng cao. Ra đường vào thời điểm này sẽ làm tăng nguy cơ say nắng, sốc nhiệt.
Từ 15h đến 17h
Trong khoảng thời gian nay, ánh nắng mặt trời đã bớt gay gắt nhưng nhiệt độ ngoài trời vẫn rất cao. Hơn nữa, càng gần khung giờ tan tầm, số lượng phương tiện giao thông càng tăng lên. Nền nhiệt cao sẵn cộng với khí nóng tỏa ra từ có hương tiệt sẽ tàm tăng nhiệt độ tỏa ra từ mặt đường. Lúc này nếu bước từ phòng điều hòa ra ngoài thì phải hết sức cẩn thận, tránh trường hợp sốc nhiệt dẫn tới đột quỵ, nguy hiểm tính mạng.
Làm gì khi bị say nắng, say nóng?
Say nóng là tình trạng thân nhiệt tăng cao do nhiệt độ môi trường cao hoặc hoạt động thể lực quá mức khiến trung khu điều hòa nhiệt bị rối loạn, mất kiểm soát.
Say nắng hay sốc nhiệt là tình trạng thân nhiệt tăng cao (trên 40 độ C) kèm theo rối loạn hoạt động của hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp.
Say nóng có thể phát triển thành say nắng. Say nắng luôn đi kèm với say nóng.
Đặc điểm chung của say nóng và say nắng đều là tình trạng tăng thân nhiệt và tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Các dấu hiệu nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, thở nhanh, đỏ da, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
Các dấu hiệu nặng hơn khi không được xử trí kịp thời: Tụt huyết áp, rối loạn chức năng thần kinh như thay đổi tri giác, kích động, mê sảng, lú lẫn, co giật, hôn mê. Thân nhiệt tăng quá cao còn dẫn tới tình trạng mất điện giải, rối loạn thăng bằng nội môi, xuất huyết, suy đa phủ tạng gây nguy hiểm tính mạng.
Khi gặp người bị say nắng, say nóng, chúng ta nên thực hiện các bước như sau:
- Đưa người bệnh vào chỗ râm mát, thoáng khí và gọi cấp cứu.
- Trong lúc chờ xe cấp cứu, nếu thấy bệnh nhân bị hôn mê, không bắt được mạch, hãy tiến hành khai thông đường thở, hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.
- Hạ nhiệt cơ thể cho bệnh nhân: Đo nhiệt độ cơ thể người bệnh nếu có nhiệt kế; cởi bớt quần áo vào áp nước ấm lên người bệnh nhân, dùng quạt để tăng tốc độ bốc hơi.
- Đắp khăn mát vào những vùng như nách, bẹn, cổ.
- Nếu bệnh nhân tỉnh táo, hãy cho uống nhiều nước hoặc dung dịch diện giải.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Thời tiết nắng nóng gay gắt, chuyên gia chỉ cách phòng tránh sốc nhiệt, say nắng
-
Gừng là gia vị thơm, ngon nhưng ăn gừng với những thực phẩm này thì coi chừng mắc bệnh
-
Bàn chân là bộ não thứ 2 của con người: Nếu xuất hiện 4 triệu chứng cảnh báo gan bị tổn thương
-
Trời nắng nóng, chuyên gia cảnh báo 3 nguy cơ giấu mặt gây đột quỵ, vô sinh cho bạn
-
Hơn 1 triệu cặp vợ chồng Việt vô sinh, hiếm muộn: Bs nói 9 lý do khiến phụ nữ ngày nay 'khó đẻ'