“Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa” - Ẩn ý sâu xa của lới này là gì?

( PHUNUTODAY ) - Người xưa nói rằng, trong cuộc sống, khi chúng ta có được chuyện tốt, chuyện vui thì hãy chú ý đừng “vui quá hóa buồn”. Nên bảo trì tâm thái bình tĩnh, cảm xúc đừng quá mừng quá bi bởi vì sự tình thay đổi nhanh chóng, ấy mới được tính là người có trí tuệ.

Lão Tử có nói: “Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa”.

Họa là điều kiện tiên quyết của việc tạo thành phúc, mà phúc lại chứa đựng nhân tố tạo thành họa.

Hay nói cách khác, chuyện tốt và chuyện xấu là có thể chuyển hóa cho nhau và dưới một điều kiện nhất định phúc sẽ cải biến thành họa mà họa cũng có thể biến thành phúc.

Ẩn ý của câu nói của Lão tử là "Thấy phúc đừng mừng quá, thấy họa đừng vội buồn". (Ảnh minh họa)

Vạn sự vạn vật trong vũ trụ phát sinh đều là tốt hoặc xấu, nhưng tốt chưa hẳn đã tốt mà xấu chưa hẳn đã xấu. Bình tĩnh trước mọi kết quả thì mới là người có trí tuệ.

Thấy phúc đừng mừng quá, thấy họa đừng vội buồn. Mối quan hệ biện chứng giữa “phúc và họa”, “thành và bại”, “lợi và hại”, “tăng và giảm”. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh về sự chuyển hóa tương hỗ giữa hai loại trạng thái này.

Trong tác phẩm “Nhân gian huấn” viết rằng: “Họa dữ phúc đồng môn, lợi dữ hại vi lân, phi thần thánh nhân, mạc chi năng phân”. Ý nói: Họa và phúc là ra vào cùng một cửa, lợi và hại là láng giềng của nhau. Nếu không phải là Thánh nhân thì không thể phân biệt được.

Trong rất nhiều câu chuyện dân gian, tác phẩm nối tiếng cũng có nhắc đến chủ đề này. Nổi tiếng nhất là câu chuyện “Tái ông thất mã, an tri họa phúc” hay câu chuyện “Họa phúc luân chuyển tương sinh, biến đổi khó mà lường được“.

Có thể thấy, “họa” và “phúc” là chuyển hóa không ngừng, luân phiên như ngày và đêm, mặt trăng và mặt trời vậy!

Cho nên, trong cuộc sống khi gặp chuyện xấu đừng nên bi quan, thống khổ, trái lại khi gặp chuyện vui cũng đừng mải vui mừng quá đỗi, mất không ưu phiền, được không đắc ý, bởi vì: “Trong phúc có họa, trong họa có phúc, biến hóa vô cùng, sâu xa không thể lường được”.

Tác giả: Dương Ngọc