Vua Tự Đức nổi tiếng là người yêu nước thương dân, giỏi văn chương nhưng tài trị quốc thì hạn chế khiến đất nước ngày càng lạc hậu. Ông vua này còn giữ kỷ lục, có hơn trăm vợ nhưng không có con ruột.
Vua Tự Đức có hơn trăm vợ nhưng không có con ruột
Vua Tự Đức có tên thật là Nguyễn Phúc Thì, tự là Hồng Nhậm, sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (1829). Ông là con của vua Thiệu Trị và Hoàng quý phi Phạm Thị Hằng (sau là Từ Dụ Thái hậu). Ông lên ngôi năm 19 tuổi, sau khi vua Thiệu Trị lâm bệnh và qua đời.
Ông là vua trị vì lâu nhất của nhà Nguyễn, kéo dài 36 năm, từ 1847 đến 1883. Dù có đến 103 bà vợ nhưng ông không có người con ruột nào. Sở dĩ điều đó vì lúc nhỏ mắc bệnh đậu mùa sau lại đau ốm liên miên nên sức khỏe không tốt. Ông nhận ba người cháu ruột của mình làm con nuôi là Ưng Chân, Ưng Đường và Ưng Đăng.
Việc tuyển phi của vua Tự Đức cũng khá nghiêm ngặt. Nếu là con gái của các quan trong triều thì sẽ được vinh dự tiến cung làm phi tần, cung bậc sẽ phụ thuộc vào cấp bậc của người cha. Trong khi mỹ nữ trong dân gian thì phải qua các kỳ sát hạch nghiêm ngặt cả về dung nhan, đạo đức, phẩm hạnh và cả tài văn chương.
Vua Minh Mạng nổi tiếng có tới 142 người con
Vua Minh Mạng (1791-1841), tên thật là Nguyễn Phúc Đảm. Ông là con trai thứ tư của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao hoàng hậu. Ông là thông minh, hiếu học, giỏi cưỡi ngựa, bắn cung, rất chăm lo việc triều chính.
Vua nổi tiếng triều đại nhà Nguyễn nói riêng và thời kỳ phong kiến nói chung vì đông con với tổng cộng 142 người. Trong số đó gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa. Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả, ông có tới 43 bà vợ được ghi rõ lai lịch. Tuy nhiên, các sử sách khác cho biết, thực tế ông có rất nhiều phi tần và nhiều đến mức phải giải phóng bớt. Sách Minh Mạng chính yếu có ghi chép "Năm Minh Mạng thứ sáu (1826), mùa xuân, tháng giêng trong kinh kỳ ít mưa, nhà vua lấy hạn làm lo, chỉ dụ cho quan Thượng Bảo Khanh là ông Hoàng Quỳnh rằng Hai ba năm trở lại đây hạn liên tiếp. Trẫm nghĩ từ đâu mà đến thế nhưng chưa tìm ra nguyên nhân, hoặc là trong thâm cung có cung nữ nhiều nên âm khí uất tắc mà nên? Nay bớt đi cho ra một trăm người, ngõ hầu có thể giải trừ thiên tai vậy.”.
Vua Lê Thần Tông có tới 4 con trai đều làm vua
Vua Lê Thần Tông sinh năm 1607, có tên húy là Lê Duy Kỳ, là vị vua thứ 17 của nhà Hậu Lê. Ông là con trai trưởng của vua Lê Kính Tông, ông lên ngôi năm 1619, khi mới 16 tuổi. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua sống mũi cao, mặt rồng, thông minh, học rộng, mưu lược sâu, văn chương giỏi, đáng khen là bậc vua giỏi".
Làm vua được 25 năm thì Lê Thần Tông nhường ngôi cho người con trai 13 tuổi là Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông) và sau đó trở thành Thái thượng hoàng. Tuy nhiên, ở ngôi chỉ được sáu năm thì vua Lê Chân Tông ốm, qua đời. Thái thượng hoàng Lê Duy Kỳ lại trở lại làm vua lần thứ hai.
Lên ngôi lần thứ hai được thời gian 13 năm thì đến năm 1662, vua Lê Thần Tông qua đời. Nối ngôi ông lần này là người con trai thứ tên Lê Duy Vũ (hiệu là Huyền Tông). Người này tại vị được 9 năm thì ốm rồi băng hà ở tuổi 18.
Kế vị tiếp là một con trai khác của Lê Thần Tông, tên là Lê Duy Hợi (hiệu là Gia Tông) nhưng cũng được bốn năm ngồi trên ngôi báu.
Tiếp đến, con út của Lê Thần Tông là Lê Duy Hợp (hiệu là Hy Tông) được nối ngôi. Lê Hy Tông là người con ở ngôi lâu nhất là 30 năm. Đến năm 1705, vua nhường ngôi cho con tên là Lê Duy Đường (hiệu là Dụ Tông) và sau đó lên làm Thái thượng hoàng.
Như vậy, vua Thần Tông cưới 6 bà vợ, sinh được 10 người con, trong đó có 4 con trai và tất cả đều được làm vua.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Xông hơi chống lão hóa, thanh lọc và tẩy tế bào chết cho làn da trắng mịn
-
Vị vua có đến 9 hoàng hậu: Làm một việc rất quan trọng đối với lịch sử Việt Nam? Đó là ai?
-
Sau khi được Hoàng thượng thị tẩm, phi tần nào cũng được thái giám dìu đi, hóa ra có lý do tiềm ẩn
-
Thời xưa, hoàng đế thị tẩm xong thường để thái giám treo ngược phi tần lên: Vì sao?
-
Bí ẩn điềm báo ‘lạ’ trong ngày sinh Từ Hi Thái hậu: Liệu có liên quan đến sự sụp đổ của nhà Thanh?