“Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ những tâm sự chưa nói hết. Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra từ kiếp trước….. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp. Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ”.
Đây là lý do vì sao vợ chồng sống với nhau người thì hạnh phúc, kẻ thì khổ đau:
Có nhiều người rơi vào hôn nhân không hạnh phúc vì gặp phải người bạn đời là chồng hay vợ đối xử tệ bạc với họ, tuy nhiên tất cả những bất hạnh đó không phải xuất phát từ vợ hay chồng mà là do chính nợ nghiệp đời trước tạo thành.
Nhân quả luôn quyết định hạnh phúc hay khổ đau của con người trong một kiếp, dựa trên mối quan hệ nhân quả ở những đời trước. Bởi vậy con người đến với nhau trong hôn nhân có thể là để báo đáp hoặc báo oán.
Có cặp vợ chồng nọ sống với nhau không hạnh phúc và luôn luôn xảy ra cãi vã. Người vợ tần tảo chịu khó sớm chiều nhưng chồng lại lông bông không chí thú làm ăn. Chị vợ vất vả dành dụm được bao tiền đều bị chồng đem vào xới bạc hay uống rượu, con cái cũng không thèm ngó ngàng. Không ít lần vợ chồng cãi vã, chị vợ còn bị chồng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay vì “lắm điều”.
Nghĩ thấy phận mình quá bạc, nhìn sang hàng xóm có người sống hạnh phúc được chồng yêu chiều mà chị thấy nản lòng quá. Một ngày nọ sau trận cãi vã và bị chồng đánh, chửi rồi bỏ nhà đi, chị vợ cảm thấy mình đã không còn đủ sức chịu đựng, liền ra sông định tự tử.
Tời bờ sông chảy xiết, chị đã toan nhảy xuống đó trẫm mình thì bỗng nhiên gặp 1 bà lão đi qua. Bà lão thấy vậy ngăn chị lại và hỏi han sự tình. Nghe chị kể chuyện buồn đẫm nước mắt, bà lão bảo chị đi theo mình về nhà. Nhà bà ở gần đó, và bà bảo chị hãy nhìn vào chiếc gương tròn, đó là chiếc gương thần kỳ giúp người ta bớt đi nỗi sầu nhân thế.
Nghe lời bà lão chị nhìn vào, trong chiếc gương dần hiện lên một khung cảnh đô thị náo nhiệt thời xưa. Ở đó có 1 vị quan đang đi vi hành, tình cờ gặp 1 thiếu nữ cũng con nhà quan nhưng chẳng may cha mẹ mất sớm. Tiểu thư vóc dáng mảnh mai và xinh đẹp, vị quan trẻ tuổi đã đem lòng yêu thương, bèn ngỏ ý muốn rước về làm vợ. Đôi bên tâm đầu ý hợp chung sống rất hạnh phúc. Nhưng rồi vị quan trẻ được trên điều động đi xa để lo việc nước. Quan có thể nhờ người khác đi thay, nhưng đây là cơ hội để thăng tiến nên ông đã vội nhận lời.
Phu nhân trẻ tuổi buồn bã chia tay chồng, dặn dò sớm ngày trở về, “đừng để thiếp vò võ chờ mong”. Quan gật đầu rồi vội lên đường, trong lòng hăm hở quyết tâm lập công còn mau thăng tiến. Người vợ trẻ ở nhà hôm sau biết mình đã thụ thai nên rất vui mừng, nhưng lại buồn vì không có phu quân bên cạnh. Ngày tháng dần trôi, nàng vò võ chờ mong nhưng phu quân vẫn biệt vô âm tín. Rồi tới lúc mãn nguyệt khai hoa thì chẳng may gặp đại họa, thiên tai lũ lụt xảy ra khắp trấn, khiến thiếu phụ sắp sinh phải bỏ cả dinh thự để chạy thoát thân. Đến lúc gặp dòng nước xiết, phu nhân không thể gắng sức nữa tưởng sắp chết đuối thì gặp 1 bà lão tốt bụng cứu lên thuyền. Tại đây nàng đau đớn vật vã để sinh ra đứa con đầu lòng. Mưa như trút lũ xối xả, bà lão và sản phụ ôm trẻ sơ sinh run rẩy dưới cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Trong lòng cô vừa run sợ vừa trách cứ phu quân vô tình chỉ màng tới công danh địa vị mà bỏ vợ dại, con thơ khổ sở như vậy. Rồi chẳng may thuyền của họ va phải tảng đá và chìm dần, thiếu phụ ôm chặt con vào lòng đau xót, cô biết mình sắp phải từ giã cõi đời. Trước khi nhắm mắt, cô vẫn không thôi trách cứ phu quân, rằng kiếp sau nếu có gặp lại, cô sẽ phải đòi món nợ này.
Người vợ nhìn dòng nước xiết cuốn trôi thiếu phụ mới sinh và đứa trẻ vừa lọt lòng mà cảm thấy thương xót vô cùng. Cô hỏi bà lão mình vừa chứng kiến cảnh tượng gì vậy? Bà lão mỉm cười và đáp rằng, đó chính là kiếp trước của vợ chồng cô. Người vợ bị chết thảm trong dòng nước xiết khi vừa sinh con xong chính là tiền kiếp của chồng cô, còn cô là vị quan ham danh lợi mà bỏ bê vợ trẻ ở nhà.
Nghe xong người vợ lặng đi một lát, cô hiểu rằng kiếp này mình phải trả cái nợ kiếp trước cho chồng. Cô đã không còn oán trách và hận chồng nữa, cô chào bà lão đi về. Trong tâm cô tự nhủ mình cần nhẫn nhịn kiếp này để trả món nợ cho chồng. Thay vì trách cứ, cô sẽ yêu thương chồng hơn, cũng là để trả lại cái nợ đời trước, và cũng vì bản thân cô, kiếp sau cô sẽ thoát hết nợ nần mà không còn khổ sở như giờ nữa.
Bất cứ việc gì, bất cứ người nào, trong gia đình (ngay cả ngoài gia đình, bề trên, cấp dưới…) phàm làm khiến cho ta tổn hại, đều phải gánh chịu thọ báo. Gia quyến lục thân, đều do tứ nhân tương tụ (tứ nhân là trả nợ, đòi nợ, trả ơn và báo oán) bất luận chúng ta thọ báo bao nhiêu oan ức, không những không được sân hận, ngược lại phải sám hối cho nghiệp chướng của chính ta, tội nghiệp của quá khứ hay đời trước nay phải trả, nếu đem
lòng sân hận, làm sao không tạo thêm nghiệp mới, “Chúng sanh oan oan tương báo đến bao giờ mới hết, nếu biết lấy ân báo oán thì oán liền tiêu trừ”.
Tất cả mọi nơi đều có oan gia trái chủ đến gây nạn (làm khó dễ) chúng ta phải phản tỉnh lại, tại sao họ không tìm người khác để gây phiền phức, đều do trong quá khứ hay đời quá khứ, chúng ta có làm điều gì sai lỗi với họ, ta phải tu nhẫn nhục, làm nghịch tăng thượng duyên, lúc đó mọi oán thù trong quá khứ nhờ đó mà được tiêu trừ.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
-
Câu nói khiến chồng yêu thương vợ “gấp nghìn lần”, luôn muốn nghe từ chị em
-
“Món quà” anh chồng nào cũng muốn vợ “tặng” nhưng không dám nói
-
Chỉ cần buông bỏ được điều này chắc chắn phụ nữ mãi sống trong SUNG TÚC và PHÚC KHÍ
-
Phụ nữ sẽ cực bất hạnh nếu như gặp phải đàn ông có 10 điều này
-
Mách bạn 6 cách trữ đồ thông minh, tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà nhỏ