Block tim là tình trạng tắc nghẽn 1 phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung động qua bộ nối nhĩ – thất. Tùy thuộc vào đặc điểm bệnh lý của từng người bệnh mà trái tim có thể đập không đều và chậm hơn so với bình thường.
Block tim cũng có thể ảnh hưởng đến những người khỏe mạnh. Đây là một dấu hiệu của bệnh tim tiềm ẩn khác mà chưa được phát hiện. Xung điện thay đổi chỉ kéo dài vài % giây cũng có thể gây ra bệnh block tim. Rối loạn nhịp tim này khiến tim bơm máu bị đình trệ, kéo theo các cơ quan khác trong cơ thể bao gồm cả não không có đủ oxy và năng lượng để duy trì hoạt động.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh blốc nhĩ thất
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh bao gồm:
Tuổi tác;
Huyết áp;
Cholesterol (giảm HDL, tăng LDL);
Bệnh tiểu đường;
Tập thể dục;
Chất béo (béo bụng hoặc béo phì);
Các bệnh lý gia đình liên quan đến tĩnh mạch;
Hút thuốc;
Bệnh động mạch ngoại biên;
Tiền sản giật;
Bệnh thận(đặc biệt là suy thận mạn tính);
Thuốc: một loạt các loại thuốc, bao gồm cả thuốc trợ tim digoxin, thuốc chẹn canxi (đặc biệt là verapamil và diltiazem), amiodarone, adenosine và thuốc chẹn beta có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhĩ thất, đôi khi còn gây ra bệnh block nhĩ thất. Trong hầu hết các trường hợp, block nhĩ thất là do tác dụng phụ của các loại thuốc này gây ra.
Hướng dẫn cách chăm sóc người bị bệnh block nhĩ thất
Blốc nhĩ thất là sự tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Nguyên nhân thường gặp nhất là do xơ hoá hay hoại tử hệ thống dẫn truyền. Tùy vào mức độ tắc nghẽn sự dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất mà người ta chia blốc nhĩ thất thành 3 độ khác nhau ( độ I, II và III).
Blốc nhĩ thất độ I là bệnh của hệ thống dẫn truyền xung động điện của tim làm cho khoảng PR kéo dài hơn bình thường. Nguyên nhân phổ biến nhất của blốc nhĩ thất độ I là bệnh lý nút nhĩ thất, cường thần kinh phó giao cảm (ví dụ như ở các vận động viên), viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim cấp (đặc biệt là NMCT sau dưới), rối loạn điện giải máu và do dùng thuốc. Việc điều trị bao gồm xác định và điều chỉnh lại sự rối loạn điện giải máu và giảm liều hoặc thay các thuốc có thể gây blốc nhĩ thất.
Tình trạng bệnh không cần thiết phải nhập viện trừ khi bệnh nhân bị NMCT cấp. Bệnh thường không tiến triển thành blốc nhĩ thất mức độ cao ngoại trừ một số trường hợp blốc nhĩ thất độ I kèm blốc nhánh phải và blốc một trong 2 phân nhánh bên trái (phân nhánh trái trước và phân nhánh trái sau) có thể tăng nguy cơ tiến triển thành blốc nhĩ thất độ III nên cần phải theo dõi chặt hơn.
Vì thế tình trạng bệnh của bác là blốc độ I thì chưa phải đặt máy tạo nhịp, bác nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ tim mạch và thay đổi lối sống phù hợp với bệnh.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh
-
5 dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản và cách phòng bệnh
-
Nên làm gì khi bị bệnh tim do thiếu máu cục bộ?
-
Cách phòng ngừa bệnh tim do thiếu máu cục bộ
-
Điểm tên con giáp VẬN MAY đỏ rực, ngập tràn NIỀM VUI, tiền đầy túi, tình đầy tim ngay sau Tết âm
-
Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản