Hướng dẫn cách chăm sóc cho người bị ung thư thanh quản
Chăm sóc sau mở khí quản
Khắc phục các thay đổi do ung thư thanh quản mang lại là rất khó khăn và là thách thức lớn. Các nhân viên y tế sẽ cố gắng giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường một cách nhanh nhất.
Bệnh nhân sẽ được học cách tự chăm sóc sau mở khí quản: Khi nằm viện, bệnh nhân được học cách làm sạch ống mở khí quản, hút đờm dãi và chăm sóc vùng da xung quanh.
Nếu không khí quá khô và lạnh về mùa đông, phổi và đường dẫn khí tiết nhiều dịch hơn, vùng da xung quanh mở khí quản có thể bị đau. Chăm sóc vùng da xung quanh lỗ mở khí quản và sử dụng máy điều hoà độ ẩm ở nhà và nơi làm việc có thể làm giảm được các triệu chứng này.
Sẽ rất nguy hiểm nếu để nước vào phổi qua lỗ mở khí quản, sử dụng một tấm chắn nhựa hoặc vải sẽ giúp ngăn nước vào trong khi tắm hoặc rửa mặt. Một số dụng cụ che phủ ống mở khí quản chuyên dụng giúp giữ đọ ẩm trong và xung quanh ống mở khí quản, giúp lọc bỏ khói, bụi trong không khí trước khi vào đường dẫn khí. Ngoài ra chúng sẽ giữ các chất tiết của đường dẫn khí không bị bắn ra khi bệnh nhân ho hoặc khạc.
Khi cạo râu, bệnh nhân cần lưu ý rằng cổ có thể bị cứng trong vòng vài tháng sau phẫu thuật. Tốt nhất nên sử dụng dao cạo râu nhựa tránh làm tổn thương da.
Bệnh nhân có sử dụng ống mở khí quản có thể làm hầu hết tất cả mọi công việc đã từng làm trước đó, tuy nhiên khi làm công việc nặng sẽ khó khăn do họ không giữ được hơi. Ngoài ra họ không thể tham gia bơi lội và các môn thể thao dưới nước khi không có các phương tiện bảo hộ đặc biệt.
Một số bệnh nhân cảm thấy lo sợ về những ảnh hưởng trong quan hệ tình cảm. Các chuyên gia tư vấn hoặc các tổ chức khác có thể giúp ích nhiều cho họ.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản
Hút thuốc lá và uống rượu là 2 yếu tố nguy cơ quan trọng nhất và có tác động hiệp đồng với nhau. Thuốc lá, thuốc lào làm tăng nguy cơ ung thư 2-25 lần, trong khi uống rượu nhiều làm tăng 1.5-2 lần (1). Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư thanh quản vùng thanh môn, còn rượu ảnh hưởng đến khả năng mắc ung thư dưới thanh môn và vùng hầu dưới(1). Sử dụng rượu và thuốc lá sau điều trị ảnh hưởng xấu đến tiên lượng và khả năng tái phát. Điều đáng lưu ý là nguy cơ do hút thuốc lá tăng theo thời gian hút và giảm dần sau khi bỏ thuốc. Vì vậy bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu là một trong những biện pháp phòng ngừa ung thư thanh quản hiệu quả nhất.
Chế độ ăn là một yếu tố tác động đến tỉ lệ mắc ung thư thanh quản. Tỉ lệ mắc ung thư cao ở những người ăn uống thiếu dinh dưỡng trong đó nổi bật là thiếu các loại vitamin A,D,E. Uống rượu nhiều thường gây thiếu vitamin, đây cũng là một cơ chế giải thích khả năng mắc ung thư cao trên những bệnh nhân này.
Trào ngược dạ dày- thực quản gây tổn thương mạn tính niêm mạc hầu họng, là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây ung thư vòm hầu, thanh quản trên những bệnh nhân không hút thuốc.
Ngoài ra, tiếp xúc với hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường (VD hơi Mustard, xăng dầu, khói bụi…) cũng góp phần gây ung thư thanh quản ở một số bệnh nhân.
Ngoài những yếu tố trên thì còn có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc ung thư thanh quản, bao gồm:
Độ tuổi: những người có độ tuổi trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn;
Giới tính: nam giới có nguy cơ bị ung thư thanh quản nhiều hơn nữ giới;
Tiền sử gia đình: bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình đã có người bị mắc bệnh;
Hút thuốc, uống rượu: các hóa chất độc hại trong thuốc lá và rượu bia sẽ làm tổn hại các mô trong thanh quản, dẫn đến nguy cơ mắc ung thư thanh quản;
Bệnh: bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD);
Điều kiện làm việc: tiếp xúc nhiều với hóa chất như axit sulfuric và asbestos.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh
-
Mùa dịch THỦY ĐẬU, các mẹ nhớ trữ sẵn các loại LÁ này để tắm cho con khi cần
-
Người bị bệnh đau nhức toàn thân nên và không nên ăn gì?
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa
-
Nên làm gì khi bị bệnh đau nhức toàn thân?
-
Giảm 7kg sau 1 tuần nếu ngày nào cũng ăn thực phẩm này áp dụng ngay để diện đồ đi chơi tết thật đẹp