Ai có khả năng dễ mắc phải tình trạng đau lưng?
Mặc dù đau lưng xảy ra ở hầu hết nhiều người, tuy nhiên vì lý do công việc hay những hoạt động khác khiến những người nằm trong trường hợp dưới đây dễ đau lưng hơn:
Những người mắc bệnh béo phì. Các nghiên cứu cho thấy nếu đang bị thừa cân nghiêm trọng hoặc béo phì, bạn có nguy cơ bị đau lưng cao hơn. Khi bạn thừa cân, trọng lượng dư có thể làm tăng áp lực lên đĩa đệm, cơ và khớp ở lưng khiến cột sống bị vẹo;
Người ít hoạt động thể chất;
Những người ở độ tuổi từ 30–40 tuổi trở đi;
Những người có tiền sử về các bệnh như viêm khớp, viêm cột sống, ung thư xương hay do gen di truyền;
Người có thói quen hút thuốc lá. Hút thuốc lá chính là nguyên nhân khiến cơ thể không nạp được nhiều chất dinh dưỡng cho đĩa đệm ở lưng;
Ngồi một chỗ quá lâu trong ngày do công việc.
Khi bị đau lưng, bạn nên để ý đến cơn đau của mình như thế nào, kéo dài hay ngắn để có những biện pháp chữa trị kịp thời nhé.
Điều trị chứng đau nhức toàn thân
- Điều trị bằng thuốc:
- Thuốc giảm đau: có rất nhiều thuốc điều trị giảm đau trong bệnh đau nhức toàn thân như nhóm thuốc chống viêm không steroid, ức chế COX-2, Tramadol, Pregabalin (Lyrica)...
- Thuốc giãn cơ: Các thuốc giãn cơ được dùng phối hợp với thuốc giảm đau trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân: Myonal, Mydocalm, Contramyl...
- Tiêm tại các điểm đau bằng corticoid (Hydrocortisone, Depo-Medrol...)
- Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm với liều thấp có thể dùng trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân để trợ giúp cải thiện giấc ngủ cho người bệnh: amitriptylin, trazodone...
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, bệnh đau nhức toàn thân không phải bệnh trầm cảm nên không được lạm dụng nhóm thuốc này trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân.
- Thuốc ức chế chọn lọc serotonin.
- Thuốc kháng dopamine: pramipexol (Mirapex), rropiroloe (Requip)
- Thuốc kích thích thần kinh trung ương.
- Các thuốc mới đang nghiên cứu trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân: Milnacipran là thuốc ức chế serotonine-norepinephrin, đã được FDA phê chuẩn cho điều trị đau nhức toàn thân từ tháng 7/2008.
Ngoài ra một thuốc mới là dextromethorphan cũng đang được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân.
- Điều trị không dùng thuốc:
- Vật lý trị liệu: vận động liệu pháp, nhiệt trị liệu, thuỷ trị liệu, xoa bóp, châm cứu... đều có hiệu quả tốt trong điều trị giảm đau bệnh đau nhức toàn thân.
- Tâm lý trị liệu: rất có hiệu quả với bệnh nhân bị bệnh đau nhức toàn thân, đặc biệt với người bệnh ở giai đoạn khởi phát.