Người bị bệnh đau nhức toàn thân nên và không nên ăn gì?

19:00, Thứ sáu 09/03/2018

( PHUNUTODAY ) - Đối với chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho người bị polyp mũi cần có những lưu gì? Và người bị bệnh đau nhức toàn thân nên và không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé!

Người bị bệnh xương khớp kiêng ăn gì?

+ Nội tạng động vật: có một quy tắc chung dường như cũng khá phổ biến đối với những người mắc bệnh xương khớp, đó là không ăn nội tạng động vật. Trong nội tạng cung cấp rất nhiều đạm, chất béo và đặc biệt là cholesterol. Vấn đề ở đây, chất béo hay cholesterol trong trường hợp này không phải loại tốt dùng cho cơ thể. Ta có thể dễ dàng thấy rằng người phương Tây họ không bao giờ sử dụng lại nội tạng sau khi giết mổ, vì chúng được nghiên cứu và chứng minh là không tốt cho cơ thể.

+ Thực phẩm chứa nhiều photpho cũng sẽ khiến canxi bị mất đi, ví dụ như muối, đường, bia rượu, đồ ngọt, nước uống có gas…

+ Thịt đỏ (các loại thịt có màu đỏ khi chưa chế biến) cũng là dạng thực phẩm được khuyên không áp dụng cho chế độ ăn người bệnh xương khớp. Tuy nhiên đối với những loại thịt cá ngừ, cá hồi, cá thu giàu vitamin và omega 3, 6 thì người bệnh vẫn có thể bổ sung một lượng vừa đủ mỗi ngày (khoảng 70gram).

+ Các loại thực phẩm giàu chất béo, ví dụ dầu thực vật, bơ thực vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên xào rán nhiều dầu mỡ…

+ Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm cũng nên tránh, ví dụ như ngô, sản phẩm chế biến của bơ sữa, các loại quả thuộc họ cam.

5.che-do-dinh-duong-dau-nhuc-toan-than-phunutoday.vn

+ Nếu bạn thường xuyên muốn ăn hoa quả, nên tránh các loại quả giàu acid oxalic như mận, việt quất…

+ Đối với riêng các trường hợp bệnh nhân mắc goutte, thì các loại cây họ đậu, các loại đậu, nấm, súp lơ, măng tây là các loại rau cần tránh trong các bữa ăn hằng ngày. Thay vào đó, hãy dùng đậu nành, dầu hạnh nhân.

Đó là các dạng thực phẩm cơ bản nên tránh cho những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp. Còn lại, cũng có rất nhiều loại thực phẩm nên được ưu tiên trong những bữa ăn hằng ngày để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và trực tiếp cho hệ xương khớp nhanh chóng phục hồi, cơ thể khỏe mạnh.

NGƯỜI BỆNH XƯƠNG KHỚP NÊN ĂN GÌ?

+ Thực phẩm giàu canxi, vitamin D như đậu nành, phô mai không béo, sữa không béo, hạnh nhân, cá hồi, mướp tây, cải xoăn, hạt mè, rong biển, sữa đậu nành, hạt điều, đậu hũ, đậu trắng, trứng… Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên ra ngoài ánh nắng mỗi ngày để nạp vitamin D vào cơ thể (trước 8 giờ sáng và sau 5 chiều để hạn chế tối đa tia UV từ ánh năng mặt trời gây hại cho da).

Chuối: Chuối là một trong những thực phẩm tốt cho xương khớp vì chúng chứa nhiều magie và kali là hai nguyên tố vi lượng cần thiết tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe.

Cá hồi: Acid béo omega-3 có trong cá hồi giúp kích thích quá trình lưu thông máu, giảm nhẹ triệu chứng đau, hạn chế tình trạng co cứng khớp. Omega-3 cũng được tìm thấy nhiều trong các loại cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích. Từ cá hồi, chúng ta có thể chế biến những món ăn tốt cho xương khớp.

Trà xanh: Nếu hỏi ăn gì tốt cho xương khớp, cải thiện những khó chịu do  quá trình lão hóa  hệ vận động thì trà xanh cũng là một trong những lựa chọn tốt. Trà xanh có đặc tính chống viêm, các hoạt chất trong trà xanh ức chế các hóa chất và enzyme gây hại cho xương khớp.

Đậu nành: Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành chứa nhiều chất béo có lợi, giàu protein và chất xơ, là thực phẩm lành mạnh tốt sức khỏe nói chung và người mắc bệnh khớp nói riêng. Các loại protein có trong đậu nành được chứng minh là có tác dụng giảm đau, sưng khớp.

Bơ đậu phộng: Vitamin B3 được tìm thấy trong bơ đậu phộng có thể giúp cải thiện phần nào đó tình trạng viêm, cứng khớp ở những người mắc bệnh xương khớp.

Tôm hùm: Tôm hùm chứa nhiều vitamin E – là một chất chống oxy hóa của cơ thể, đồng thời có lợi cho việc lưu thông máu, tăng cường khả năng tưới máu đến nuôi dưỡng các khớp. Các món ăn chế biến từ tôm hùm cũng được xem là những thức ăn bổ xương khớp.

+ Táo sẽ giúp những xoa dịu chứng sưng viêm cho các bệnh nhân xương khớp.

+ Các loại rau có màu xanh đậm (rau bina, bắp cải, cải xanh…).

+ Một số loại ngũ cốc (lúa mỳ, lúa mạch đen, gạo lứt…).

+ Rau ăn kèm như bạc hà, mùi tây, húng tây, húng quế, đinh hương…

+ Các loại thực phẩm cung cấp magie, ví dụ quả mơ, chuối…

+ Các loại hoa quả cung cấp vitamin C (lưu ý tránh các loại quả đã được liệt kê ở mục thực phẩm nên tránh).

+ Dầu hạt cần là một loại thực phẩm có thể kết hợp cho việc chế biến các món ăn, tác dụng giảm đau cho các bệnh nhân rất hiệu quả, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho sụn và dự phòng viêm khớp cho bệnh nhân.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link