Hướng dẫn cách chăm sóc móng tay cho trẻ đúng cách
Làm thế nào để có thể chăm sóc móng tay cho trẻ đúng cách không phải các bậc làm cha mẹ nào cũng có thể biết để có thể chăm sóc tốt cho bé đâu nhé. Vậy các mẹ đã bỏ túi được những cách chăm sóc móng tay cho trẻ hay chưa?
Hướng dẫn cách chăm sóc móng tay cho trẻ đúng cách
Khi nào thì nên cắt móng tay cho trẻ?
+ Sau khi bé chào đời được mấy tuần, thì các mẹ nên chú ý đến móng tay của trẻ. Việc cắt móng tay cho trẻ sẽ khiến gọn gàng hơn cũng như trẻ không thể tự làm xước mình.
+ Một trong những lý do khác , đó là là do những móng tay đó rất mỏng, sắc trong khi bé chưa kiểm soát được chân tay của mình, bé có thể tự cào xước mình bởi chính những móng tay đó.
Thêm vào nữa là móng tay bé mọc tương đối nhanh nên bạn cần cắt móng tay cho trẻ thường xuyên.
Hướng dẫn cách chăm sóc móng tay cho trẻ đúng cách
+ Lựa chọn thời điểm
Thường thì các mẹ nên cắt móng tay cho bé sau khi tắm bởi chúng mềm hơn và dễ cắt hơn. Khi cắt móng cho trẻ. Thời điểm tốt nữa để cắt móng tay cho trẻ là khi trẻ ngủ say bởi đây là thời điểm mà tay của trẻ thả lỏng hoàn toàn, bàn tay mở rộng.
+ Tiến hành các bước cắt móng tay cho trẻ
Bước 1: Dùng 1 trong 2 tay bạn, giữ chắc tay và đầu ngón tay của trẻ khi bắt đầu cắt móng.
Bước 2: Cắt móng tay của trẻ theo hình dạng của móng tay. Móng chân nên được cắt thẳng từ bên này sang bên kia.
Bước 3: Sử dụng một tấm bìa cứng phủ bột mài (dùng để giũa móng tay) để làm nhẵn những cạnh móng tay gồ ghề.
Trong trường hợp, nếu móng tay của trẻ không quá dài thì bạn không cần dùng đến bấm móng tay và chỉ cần sử dụng tấm bìa đó để giũa móng tay cho trẻ.
Một số lưu ý cho các mẹ khi chăm sóc và cắt móng tay cho trẻ
+ Hãy giữ thật chắc tay trẻ:
Việc giữ tay trẻ trong khi cắt móng nhằm để cho ngón tay bé không trượt khỏi bàn tay bạn không đúng lúc, hãy dùng chiếc khăn giấy. Nếu như cạnh móng nhọn hoặc quá dài, hãy dùng giũa nhỏ để làm bằng lại.
+ Hãy tránh cắn móng tay của trẻ
Một số cha mẹ, đặc biệt là những bà mẹ sợ cắt móng tay cho trẻ, thường dùng phương pháp cắn móng tay. Mặc dù việc này dễ hơn việc sử dụng bấm móng tay nhưng các bác sĩ không khuyến cáo.
Bởi bất kỳ khi nào bạn đặt ngón tay của trẻ vào miệng mình thì bạn đang làm tăng nguy cơ truyền vi khuẩn từ miệng vào những vết đứt rất nhỏ trên tay trẻ mà có thể bạn không để ý. Điều này sẽ khiến trẻ bị ốm hoặc nhiễm trùng đấy nhé!
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh