Hướng dẫn cách phòng tránh chấn thương sọ não

( PHUNUTODAY ) - Chấn thương sọ não là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm vô cùng nguy hiểm. Vậy chúng ta cần phải phải biết những cách phòng tránh chấn thương sọ não để giảm thiểu những tình trạng xấu có thể xảy ra.

Nguyên nhân chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não có thể xảy ra với bất kỳ ai nếu chẳng may bị tai nạn. Nguyên nhân có thể do:

Tai nạn giao thông: đây là nguyên nhân hàng đầu gây chết người bởi chấn thương sọ não.

Tai nạn lao động: Do sập dàn giáo từ trên cao, ngã do leo cây, nhảy hoặc té lầu.

Tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày: thường gặp khi sàn nhà, đường ướt trơn trượt, té ngửa, vấp ngã, đập đầu xuống đất. Hoặc có thể do vật nặng rơi trúng đầu, va chạm vào đầu.

Tai nạn vì đánh nhau: Do ẩu đả, đánh bằng hung khí như: búa, gậy gộc, cục đá.

Phòng chống chấn thương sọ não

+  Phương pháp bị động:

 

Phòng tránh chấn thương sọ não có thể thực hiện được qua việc phòng ngừa bằng phương pháp chủ động hoặc thụ động. Trong đó phương pháp chủ động đòi hỏi có sự tham gia và hợp tác của cá nhân cần được bảo vệ và phương pháp thụ động có tác dụng phòng ngừa hay bảo vệ các thiết bị, phương tiện đã được thiết kế để cá nhân tự động được bảo vệ, cũng như sự hỗ trợ, quan tâm của các cơ quan chức năng.

Để phòng tránh chấn thương sọ não, mọi cá nhân cần:

Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông và thực hiện đúng an toàn lao động, an toàn trong thể thao. Đặc biệt là đội mũ bảo hiểm, mũ bảo hộ, mũ thể thao chuyên nghiệp đúng quy định và đúng chất lượng.

Không nên dùng thuốc an thần, gây ngủ khi lái xe. Khi buồn ngủ, mệt mỏi, căng thẳng hay bất ổn tâm lý không nên điều khiển xe cộ.

Hạn chế uống rượu bia. Uống rượu bia quá mức có thể làm tăng nguy cơ té ngã ở bất cứ đâu. Uống rượu thường xuyên có thể gây ra bệnh lý thần kinh ngoại vi, gây nên sự mất thăng bằng của cơ thể. Và tuyệt đối không nên dùng rượu bia khi đã, đang và sẽ lưu thông trên đường.

Lắp các tay vịn và thanh vịn trong cầu thang, nhà tắm, để đảm bảo rằng cơ thể có điểm tựa mỗi khi trượt chân hoặc mất đà.

Bảo đảm đủ ánh sáng trong nhà, các lối đi, lắp bóng đèn sao cho thuận lợi nhất.

Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp. Không vứt đồ đạc bừa bãi trên sàn nhà hoặc cầu thang.

Hãy tập thể dục hàng ngày để cải thiện sự cân bằng của cơ thể và tinh thần, giúp loại bỏ căng thẳng vì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động bao gồm đi lại, sinh hoạt làm việc…

+ Phương pháp thụ động:

Một số biện pháp phòng chống chấn thương sọ não nên được các cơ quan chức năng triển khai trong phong trào cộng đồng an toàn như:

Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cha mẹ và trẻ em về việc tham gia giao thông an toàn và đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, đúng cách khi tham gia giao thông.

Tăng cường cưỡng chế thực thi các quy định về an toàn giao thông đặc biệt là quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Kiểm soát chất lượng mũ bảo hiểm, mũ bảo hộ trên thị trường. Có các nghiên cứu sản xuất mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng với giá thành phù hợp.

Yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động đảm bảo an toàn cho người lao động bằng các thiết bị bảo hộ chất lượng.

Thay đổi môi trường hay phương tiện của người sử dụng như phân tuyến đường giao thông cho người đi bộ riêng và xe ô tô hoặc xe máy riêng để cho người đi bộ được bảo vệ khỏi bị tai nạn thương tích do xe máy hoặc ô tô.

Xây dựng các con đường, khu vui chơi, thể thao an toàn cho người dân

Tiếp tục duy trì giám sát tai nạn giao thông tại các bệnh viện nhằm hỗ trợ đánh giá hiệu quả các biện pháp đã triển khai.

Nâng cao chất lượng sơ cấp cứu ban đầu tại hiện trường để giảm mức độ nặng của thương tích, góp phần cho việc điều trị chấn thương sọ não và phục hồi sau chấn thương diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh