Khăn mặt, khăn tắm dùng lâu bị nhớt: Ngâm vào thứ này 3 phút là sạch bong, thơm tho như mới

( PHUNUTODAY ) - Khăn mặt, khăn tắm bị nhớt thay vì phải vứt bỏ chúng bạn có thể vệ sinh theo các cách này, khăn mặt sẽ trở nên thơm tho và sạch sẽ hơn hẳn.

Khăn mặt là vật dụng chúng ta vẫn dùng hàng ngày. Sau một thời gian sử dụng, khăn mặt thường có mùi hôi và cảm giác nhớt. Nếu không được làm sạch sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của bạn. Thay vì phải vứt bỏ chúng bạn có thể vệ sinh theo các cách này, khăn mặt sẽ trở nên thơm tho và sạch sẽ hơn hẳn.

Làm sạch bằng nước muối

Muối có khả năng khử trùng rất tốt. Nếu khăn bị dính, hãy cho khăn vào nước sạch, sau đó cho một lượng muối thích hợp vào, trộn đều. Tiếp theo, thêm một ít bột giặt, ngâm trong 10 phút, các vết bẩn trên khăn sẽ được tẩy sạch một cách hoàn hảo

Hãy cho khăn vào nước sạch, sau đó cho một lượng muối thích hợp vào, trộn đều

Giấm trắng

Hãy pha giấm trắng theo tỷ lệ giấm trắng với nước là 1:10 rồi ngâm khăn vào dung dịch trên khoảng 15 phút. Sau đó, bạn giặt lại bằng bột giặt để loại bỏ các vết bẩn bám trên khăn. Không nên pha giấm quá đặc vì nồng độ giấm trắng quá cao sẽ khiến khăn có vị chua, phải giặt lại nhiều lần với nước để làm sạch!

Nước vo gạo

Khi khăn bị dính, nếu có nước vo gạo ở nhà thì bạn có thể dùng để giặt sạch khăn. Do trong nước vo gạo có nhiều thành phần có thể đánh tan vết dầu nên sau khi ngâm và giặt bằng nước vo gạo, khăn sẽ trở nên mềm mại và thân thiện với làn da. Cách làm: Ngâm khăn mặt bẩn trong nước vo gạo khoảng 10 phút, sau đó đem giặt lại với xà phòng là bạn có thể loại bỏ hoàn toàn vết bẩn cũng như mùi hôi.

Dùng nước nóng

Bạn có thể dùng nước nóng để giặt khăn. Nước nóng giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khăn. Vì vậy bạn chỉ cần đun sôi khăn trong nước sau đó giặt lại chúng. Đảm bảo khăn sẽ sạch sẽ thơm tho như mới.

Nước nóng giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khăn

Một số lưu ý khi dùng khăn mặt

+ Sử dụng riêng khăn

Vi khuẩn trong khăn rất dễ lây lan chéo với nhau khi bạn treo khăn quá gần, vi khuẩn từ khăn tắm sẽ lây lan sang khăn mặt, khiến da bạn bị nổi mụn trứng cá và mẩn đỏ. Vậy nên bạn hãy sử dụng riêng khăn mặt và không để gần với các khăn khác.

+ Phơi khăn ngoài ánh nắng mặt trời

Nhà tắm là nơi ẩm ướt nên vi khuẩn sinh sôi và phát triển rất nhanh chóng, vi khuẩn kết hợp với ẩm ướt khiến khăn nhờn nhớt. Bạn hãy mang khăn ra phơi ngoài ánh sáng mặt trời để khăn được sạch sẽ và khô ráo.

+ Thay thế thường xuyên

Nhiều người không có thói quen thay khăn rửa mặt, thường dùng đến khi khăn rách mới thay. Tuy vậy, khăn tắm và khăn mặt bạn đang dùng đều có hạn sử dụng. Không nên sử dụng khăn mặt quá 3 tháng vì khăn đã bám nhiều vi khuẩn, bạn nên thay khăn 3 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và chính bản thân mình.

Ngoài ra, nếu khăn mặt xuất hiện các vết ố, vết rách,… thì bạn nên thay ngay lập tức. Sử dụng khăn mặt cũ rách sẽ làm da bạn dễ bị vi khuẩn tấn công.

+ Không để khăn ở nơi bẩn

Nhà tắm hay nhà vệ sinh là nơi tập trung nhiều vi khuẩn. Vì vậy bạn không nên đặt khăn mặt ở chậu rửa mặt hay xô, nền nhà tắm. Thay vào đó bạn nên treo khăn mặt ở nơi thoáng mát và không tiếp xúc với bề mặt tường gạch. Trường hợp khăn mặt bị rơi xuống sàn hoặc bám bụi bẩn, bạn nên giặt sạch rồi mới sử dụng.

+ Dùng khăn đúng mục đích

Mục đích chính của khăn mặt là dùng để lau mặt, rửa mặt, làm sạch da mặt. Vì vậy, bạn không nên dùng nó vào những mục đích khác như lau bàn ghế, lau cơ thể. Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi, chúng sẽ bám lên khăn, lây lan lên da mặt bạn từ đó tiềm ẩn nguy cơ gây mụn, nhọt.

Tác giả: Vũ Thêm