Nhiều người cho rằng lớp bọt màu xám xuất hiện khi luộc thịt là chất bẩn và cần phải hớt đi. Tuy nhiên, quan niệm này có chính xác không? Thực tế, khi luộc thịt hoặc nấu canh, hầm... từ thịt, chúng ta thường thấy một lớp bọt xám nổi lên khi nước bắt đầu nóng. Vậy lớp bọt xốp này là gì và có cần thiết phải hớt bỏ nó không?
Lớp bọt nổi lên khi luộc thịt thực chất là gì?
Lớp bọt này chủ yếu gồm hai thành phần: một phần là máu và dịch thể còn sót lại trong thịt, khi gặp nhiệt độ cao sẽ tạo thành bọt; phần còn lại là protein trong thịt kết hợp với nước.
Số lượng bọt khi nấu thịt có thể khác nhau tùy thuộc vào lượng máu và dịch thể còn lại trong thịt, điều này thường phụ thuộc vào phương pháp giết mổ. Ví dụ, việc cắt tiết ở cổ có thể loại bỏ phần lớn máu, khiến thịt ít bọt hơn so với các phương pháp giết mổ khác.
Vậy có cần thiết phải hớt bọt khi luộc thịt không? Lớp bọt chủ yếu từ máu và protein, có thể chứa một ít tạp chất nhưng vẫn có giá trị dinh dưỡng nhất định. Mặc dù không phải lúc nào bọt cũng bẩn, lớp bọt này thường có mùi tanh, ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Nếu bạn muốn giữ hương vị món ăn được tốt nhất, hãy hớt bọt; nếu không thì có thể bỏ qua.
Tuy nhiên, chỉ cần hớt lớp bọt ban đầu, còn lớp bọt sau nên giữ lại vì chứa protein và chất béo. Máu, dịch thể và tạp chất đã được loại bỏ ở bước trước. Nếu loại bỏ lớp bọt thứ hai, món ăn có thể mất đi độ đậm đà.
Nhiều người thường chần thịt trước khi nấu để loại bỏ chất bẩn, giúp thịt sạch và thơm hơn. Dù vậy, ngay cả khi đã chần, trong quá trình nấu tiếp theo, thịt vẫn sẽ nổi bọt. Khi chần lần đầu, bọt có thể nhiều, màu sẫm và mùi nồng. Ở bước sau, bọt thường ít hơn và màu sắc trở nên sáng hơn.
Lưu ý để có món thịt luộc ngon
Để có món thịt luộc ngon, điều quan trọng đầu tiên là chọn thịt tươi ngon, vì vậy hãy lựa chọn kỹ lưỡng. Nên mua loại thịt có kiểm định để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Trước khi luộc, bạn có thể ngâm thịt trong nước khoảng 10 phút để loại bỏ bớt dịch và máu, từ đó giảm lượng bọt xám.
Khi luộc thịt, hãy cho thịt vào nồi với nước lạnh và sau đó mới đun. Cách này giúp máu và dịch trong thịt thoát ra từ từ, đồng thời khử mùi tanh. Nước lạnh cũng giúp thịt giữ được độ mềm và mịn, làm cho món thịt luộc trở nên thơm ngon hơn.
Ngoài ra, bạn có thể thêm vài lát gừng, hành lá và các gia vị khác trong quá trình luộc. Những gia vị này không chỉ làm giảm mùi tanh mà còn tăng thêm hương thơm, làm món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Khi ăn buffet nhớ "5 ăn và 3 không ăn", ăn cả buổi không lo "lỗ vốn"
-
Chăm đi lễ chùa, chăm cúng ông bà cần nhớ không nên đốt vàng mã, vì sao?
-
Đặt chổi ở vị trí này quét sạch tài lộc: Đừng bao giờ phạm phải kẻo hối không kịp
-
Loại cây 'đẻ ra tiền' giúp gia chủ đời đời ấm no, tiền đầy két lộc đầy nhà
-
Đầu giường quay 4 hướng lộc lá mấy đời cạn sạch, con cháu lao đao