1. Dấu hiệu cho thấy trẻ muốn ăn dặm
Thông thường trẻ được cho ăn dặm vào độ tuổi khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên 6 tháng đuổi không phải là điều kiện duy nhất cho thấy trẻ nên được cho ăn dặm. Cha mẹ có thể thấy ở trẻ xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy trẻ muốn ăn dặm:
Sau khi bú sữa no, bé vẫn khóc và đòi bú thêmTrở nên cáu kỉnh và hay mút tayThức dậy nhiều lần đòi bú trong khi trước kia bé ngủ rất ngoanTrở nên vui vẻ khi thấy mẹ ăn và đưa tay ra đòi bất cứ thức ăn nào mẹ đang ăn
2. Khi nào nên cho bé ăn dặm?
Vào khoảng 6 tháng tuổi, bé bắt đầu hoạt động nhiều: lẫy, trườn, bò… bé sử dụng nhiều năng lượng nên cần phải bổ sung đầy đủ năng lượng và dưỡng chất để bé có thể phát triển khỏe mạnh. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé nhưng với bé ở vào độ tuổi 6 tháng tuổi trở lên thì việc chỉ bú sữa mẹ là thiếu năng lượng và không đủ dinh dưỡng. Vì vậy, bé nên được cho ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi. Cho bé ăn dặm quá sớm là không tốt cho bé nên cha mẹ cần phải chú ý.
Khi trẻ được 6 tháng tuổi ăn dặm là tốt nhất
Khoảng 6 tháng tuổi, bé cần 700kcal/1 ngày mà sữa mẹ cung cấp 450kcal/ 1 ngày. Vậy nên cần phải bổ sung thêm năng lượng và dinh dưỡng cho bé bằng các bữa ăn dặm để đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh.Vào độ tuổi 6 tháng tuổi lượng sắt dự trữ của bé đã hết, chỉ lấy sắt từ nguồn sữa mẹ là không đủ. Ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của bé đã tương đối hoàn thiện, đã có thể tiêu hóa được một số loại thức ăn vì vậy đây là thời điểm phù hợp để cho bé ăn dặm.
Cho bé ăn dặm nghĩa là tập cho bé làm quen với các loại thức ăn mới và cách ăn mới (từ bú mẹ chuyển qua dùng thìa, từ thức ăn hoàn toàn lỏng đến thức ăn đặc hơn) vì vậy các mẹ cần kiên nhẫn, từ từ tập cho bé theo nguyên tắc từ lỏng đến đặc dần, từ ít đến nhiều. Trong thời gian đầu cho bé ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột loãng và chỉ vài ba thìa. Sau đó từ từ tăng độ đặc và số lượng của thức ăn lên theo lứa tuổi. Và trong khi cho bé ăn nên tạo không khí ăn uống, không nên quát mắng hay bắt ép bé ăn thức ăn mà bé không muốn.
Chế biến thức ăn cho bé ăn dặm cũng là một việc hết sức phải lưu ý và cẩn thận. Cần đảm bảo thức ăn cho bé đủ mềm, dễ nhai và dễ nuốt. Thường xuyên thay đổi các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn để phù hợp với khẩu vị của bé. Như vậy không những có thể kích thích khẩu vị của bé, tránh việc bé biếng ănmà còn có tác dụng giúp tránh việc mẹ cho bé ăn quá nhiều đạm. Vì đạm gây ra rối loạn tiêu hóa làm ảnh hưởng xấu đến gan, thận. Cần phải cho trẻ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng.
Muốn biết bé đã được ăn dặm đúng cách chưa thì cần phải theo dõi cân nặng của bé trên biểu đồ phát triển hàng tháng. Nếu bé tăng cân thường xuyên, đều đặn ứng với biểu đồ thì là bé đã được cho ăn dặm đúng cách. Còn nếu bé không tăng cân thường xuyên mà còn bị giảm cân có nghĩa là bé đã không được cho ăn dặm đúng cách. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp sớm để bé phát triển tốt.
Tác giả: Phạm Đông