Khi trẻ bị gãy xương nên chăm sóc trẻ như thế nào?
Do trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên khi trẻ bị gãy thì xương cũng mau chóng bình phục hơn, nhưng các bậc phụ huynh nên chăm sóc cho trẻ như thế nào là hợp lý nhất?
Một số biểu hiện khi trẻ bị gãy xương
+ Có thể nghe tiếng rắc hoặc tiếng mài trong các chấn thương.
+ Xung quanh phần bị chấn thương gây sưng, bầm tím, hoặc đau nhức.
+ Trong khi chuyển động, chạm hay bấm vào nó sẽ gây đau; nếu chân bị thương, sẽ khó khăn trong việc đi lại.
Sau bao lâu thì trẻ hồi phục?
Theo các bác sĩ thì khi trẻ bị gãy xương, tùy thuộc vào mức độ xương bị tổn thương, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và các loại gãy xương mới có thể kết luận được thời gian trẻ có thể phục hồi.
khi trẻ gãy xương, cha mẹ nên làm gì để chăm sóc cho trẻ? |
Đơn cử như với trẻ em có thể chữa lành trong ít nhất là 3 tuần, trong khi ở độ tuổi thiếu niên thì mất khoảng 6 tuần để hồi phục. Ngoài ra, khi trẻ bị gãy xương cũng không để con tham gia các hoạt động thể thao cho đến khi được sự đồng ý của bác sĩ.
Chăm sóc trẻ nhỏ khi bé bị gãy xương
Khi trẻ bị bó bột kéo dài, dẫn đến xương bị loãng, dẫn đến đau mỏi. Cũng do đó mà các bác sĩ cũng khuyên các cha mẹ trong thời gian dưỡng thương, nên chuẩn bị cho con ăn những thực phẩm nhiều can-xi để nâng cao chất lượng xương, giúp giảm đau xương. Nên ăn nhiều các loại rau củ quả.
Tuyệt đối không được tự ý tháo bột nếu chưa đủ thời gian quy định hoặc không có sự chỉ dẫn của các sĩ.
Trong thời gian trẻ bị bó bột:
Thường xuyên kiểm tra xem bột còn chặt, có bị lỏng hay bị gãy không. Chỉ cần phần bột không chặt có thể làm lệch khu vực xương bị gãy.
Nếu có dấu hiệu bột chèn ép hay dị ứng bột khiến cho bộ phận được bó tê bì, đau nhức, thâm lại, không cảm thấy ngứa.
Khi kiểm tra nếu thấy vết thương có mùi hôi phát ra, đây cũng là tình trạng nguy hiểm. Nếu gặp những trường hợp trên thì nên tìm đến bác sĩ ngay.
Khi trẻ bị bó bột nên hạn chế cho con đi lại, đi tới chỗ trơn trượt để đảm bảo vết thương nhanh lành.
Làm thế nào để ngăn ngừa gãy xương ở trẻ nhỏ
+ Để ngăn ngừa gãy xương, các bậc phụ huynh nên bổ sung đầy đủ canxi cho con bạn để làm giảm nguy cơ phát triển bệnh loãng xương sau này trong cuộc sống.
+ Nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên để tăng độ chắc khỏe cho xương. Những bài tập đơn giản như nhảy dây, chạy bộ, đi bộ cũng có thể giúp phát triển và duy trì xương chắc khỏe cũng có thể tham khảo nhé.
+ Để đảm bảo tốt nhất cho con, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng các đồ dùng bảo hộ khi tham gia thể thao, sử dụng ghế xe hơi và thắt dây an toàn cho bé khi tham gia giao thông.
>Những triệu chứng dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Với những trẻ đã bị dị ứng thực phẩm thì thường sẽ khỏi khi được 3 tuổi. Một số ít trường hợp không khỏi thì đành phải tránh dùng cả đời. |
>8 lưu ý mẹ cần biết về trào ngược thực quản ở trẻ (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Nếu bé vẫn ăn uống, ngủ chơi bình thường và tăng cân đều đặn, thì hiện tượng nôn trớ này không đáng lo ngại. |
Tác giả: Trần Thị Hà Nhi